Category Archives: Hoạt động

CUNG ỨNG NGUYÊN VẬT LIỆU ĐẦU VÀO PHỤC VỤ SẢN XUẤT TẠI HTX DVNN BÌNH TRIỀU

CUNG ỨNG NGUYÊN VẬT LIỆU ĐẦU VÀO PHỤC VỤ SẢN XUẤT TẠI  HTX DVNN  BÌNH TRIỀU

Nhằm khảo sát, đánh giá hiệu quả hoạt động để cung ứng phân bón đầu vào cho HTX, chiều ngày 25/4/2023, Công ty TNHH MTV Thương mại và đầu tư Kinh tế hợp tác chi nhánh miền Trung – Tây Nguyên đã có buổi làm việc tại HTX Dịch vụ Nông Nghiệp Bình Triều, xã Bình Triều, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.

Quang cảnh HTX DVNN Bình Triều

Tham dự buổi làm việc có ông Ung Ngọc Chỏ, Phó Giám đốc chi nhánh miền Trung – Tây Nguyên Công ty CETIC; ông Lê Ngọc Trung, Phó Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Quảng Nam; ông Trương Ký Thành, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX, đại diện cán bộ Công ty CETIC, HĐQT, KSV HTX Dịch vụ Nông Nghiệp Bình Triều.

Quang cảnh làm việc tại HTX DVNN Bình Triều

Ông Trương Ký Thành, đại diện lãnh đạo HTX Dịch vụ  Nông Nghiệp Bình Triều giới thiệu sơ lược một số thông tin và định hướng phát triển của HTX, (diện tích, quy trình trồng trọt, thị trường tiêu thụ của các sản phẩm…), đặc biệt là dự án chuỗi liên kết trồng khoai Môn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và Đồng Nai. Qua đó, đề xuất Liên minh HTX tỉnh Quảng Nam tiếp tục hỗ trợ về công tác tư vấn, các chính sách liên quan phát triển chuỗi giá trị, Công ty có phương án liên kết với HTX trong cung ứng đầu vào như phân bón, thuốc BVTV, cùng với HTX phát triển chuỗi đến các HTX trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và một số tỉnh lân cận.

Tại buổi làm việc, ông Ung Ngọc Chỏ, Phó Giám đốc chi nhánh miền Trung – Tây Nguyên Công ty CETIC đã giới thiệu một số thông tin về hoạt động kinh doanh của Công ty, một số dòng phân bón hiện nay đang cung ứng như: phân bón NPK Hàn –  Việt, phân bón hữu cơ HTX…. Đồng thời, cam kết Công ty sẽ cùng đồng hành với HTX phát triển chuỗi liên kết với HTX trong thời gian đến.

Ông Lê Ngọc Trung, Phó Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Quảng Nam  đánh giá cao về hiệu quả bước đầu mô hình trồng khoai Môn hương của HTX và đưa ra những định hướng giúp HTX phát triển bền vững trong thời gian tới.

Đại diện 02 đơn vị ký hợp đồng cung ứng phân bón

Sau khi thống nhất thỏa thuận, đại diện lãnh đạo Công ty TNHH MTV Thương mại và đầu tư Kinh tế hợp tác chi nhánh miền Trung – Tây Nguyên và lãnh đạo HTX Dịch vụ Nông Nghiệp Bình Triều đã tiến hành ký hợp đồng cung ứng sản phẩm phân bón NPK Hàn – Việt.

CÔNG TY TNHH MTV THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ KINH TẾ HỢP TÁC KHẢO SÁT NHÀ MÁY SẢN XUẤT PHÂN BÓN HÀN VIỆT CUNG ỨNG ĐẦU VÀO CHO CÁC HTX TẠI KHU VỰC MIỀN TRUNG – TÂY NGUYÊN

Trong 03 ngày từ ngày 28-30/3/2023, Công ty TNHH MTV Thương mại và Đầu tư Kinh tế Hợp tác (CETIC), đại diện là ông Phan Văn Tùng, Phó Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc chi nhánh miền Trung – Tây Nguyên tổ chức đoàn HTX là thành viên của hệ thống Liên minh HTX Việt nam tham quan, khảo sát nhà máy phân bón Hàn – Việt thuộc Công ty TNHH phân bón Hàn – Việt (KVF) tại Khu Công nghiệp Hiệp Phước, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh. Tham dự cùng đoàn có Ông Hồ Dậy, Phó Trưởng Cơ quan Thường trực Liên minh HTX Việt Nam khu vực miền Trung – Tây Nguyên; ông Lê Ngọc Trung, Phó Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Quảng Nam và đại diện 14 HTX Nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Đoàn công tác chụp hình lưu niệm cùng lãnh đạo nhà máy phân bón Hàn Việt

Đón tiếp đoàn, Ông Kim Kwang Chul, Tổng giám đốc Công ty KVF đã giới thiệu sơ lược về quy mô hoạt động, quá trình hình thành, phát triển và trực tiếp dẫn đoàn đi khảo sát các dây chuyền công nghệ sản xuất, hệ thống kho bãi, phòng kiểm nghiệm chất lượng… . Nhà máy sản xuất phân bón NPK Hàn – Việt rộng 12ha, công suất thiết kế 360,000 tấn/năm, chuyên sản xuất các loại phân bón NPK với công nghệ và dây chuyền hiện đại đến từ đối tác INCRO – Tây Ban Nha. Có tổng số vốn đầu tư là hơn 60 triệu USD từ hai thành viên đó là Tập đoàn Taekwang và Huchems (cùng là một thành viên thuộc Tập đoàn Taekwang). Thị trường tiêu thụ rộng khắp trên phạm vi cả nước, sản phẩm đã được thị trường ưu chuộng và đánh giá cao về chất lượng, mẫu mã bao bì, chủng loại…

Ông Phan Văn Tùng (Phó Tổng Giám Đốc CETIC) đại diện đoàn công tác giới thiệu về tình hình phát triển kinh doanh của CETIC và các HTX trong khu vực miền Trung – Tây nguyên. Bên cạnh đó, Ô Phan Văn Tùng cũng đánh giá cao về chất lượng, mẫu mã bao bì, sự phát triển của sản phẩm phân bón NPK Hàn-Việt trên thị trường và nhận thấy, đây là cơ hội tốt để Công ty KVF và công ty CETIC trở thành đối tác tiềm năng, bền vũng cũng cấp các sản phẩm phân bón NPK Hàn Việt cho các HTX trên địa bàn tỉnh Quảng Nam cũng như các HTX trong khu vực miền Trung – Tây Nguyên. Công ty CETIC mong muốn Công ty KVF luôn duy trì ổn định chất lượng và phát triển thêm các dòng sản phẩm phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu cho từng vùng nhất là mùa khô, tạo điều kiện hỗ trợ xây dựng các mô hình thực nghiệm, trình diễn và các chính sách bán hàng ưu đãi cho các HTX Nông nghiệp tại miền Trung nói riêng và khu vực vực kinh tế hợp tác, hợp tác xã nói chung.

Ông Phan Văn Tùng, Phó Tổng Giám đốc Công ty CETIC tặng bức tranh “Bác Hồ với HTX cho Công ty KVF”

Kết thúc buổi làm việc, Ông Kim Kwang Chul, Tổng giám đốc Công ty KVF đánh giá cao mục tiêu chuyến công tác, tinh thần hợp tác, đồng thời cam kết ưu tiên phát triển thị trường khu vực kinh tế tập thể, HTX nhất là khu vực miền Trung – Tây Nguyên.

Một số hình ảnh chuyến công tác.

Quang cảnh khu nhà máy sản xuất phân bón Hàn Việt

Đoàn tham quan khu vực kho bảo quản, trung chuyển

Phòng thí nghiệm và kiểm nghiệm chất lượng nhà máy KVF

Đại diện lãnh đạo các đơn vị chụp hình lưu niệm tại chương trình Đồng hành cùng phát triển với KVF

Liên minh HTX thành phố Đà Nẵng đăng cai tổ chức Tọa đàm “Củng cố, tăng cường, nâng cao năng lực hoạt động của Liên minh Hợp tác xã tỉnh, thành phố”

Sáng ngày 16/02/2023, tại hội trường cơ quan (số 123 Phan Châu Trinh, TP.Đà Nẵng), Liên minh Hợp tác xã TP.Đà Nẵng đăng cai tổ chức Tọa đàm với chủ đề “Củng cố, tăng cường, nâng cao năng lực hoạt động của Liên minh Hợp tác xã tỉnh, thành phố”. Đây là nội dung nằm trong chuỗi nhiệm vụ triển khai thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16/6/2022 Hội nghị BCH TW Đảng lần thứ năm khoá XIII về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới; Chương trình hành động số 24-CTr/TU ngày 05/12/2022 của Thành ủy Đà Nẵng về triển khai thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW.

          Về tham dự Tọa đàm, đại biểu Liên minh Hợp tác xã Việt Nam có ông Hồ Dậy – Phó Trưởng phụ trách Cơ quan Thường trực Liên minh HTX Việt Nam khu vực miền Trung – Tây Nguyên, ông Phan Văn Đợi – Hiệu trưởng Trường Trung cấp Kinh tế – Kỹ thuật và Đào tạo cán bộ HTX miền Trung – Tây Nguyên, ông Vũ Quang Phúc – Giám đốc Trung tâm Khoa học Công nghệ và Môi trường miền Trung, ông Phan Văn Tùng – Phó tổng giám đốc Công ty TNHH một thành viên Thương mại và Đầu tư kinh tế hợp tác, kiêm Giám đốc Chi nhánh miền Trung – Tây Nguyên, cùng lãnh đạo, CBNV của các cơ quan, đơn vị thuộc Liên minh HTX Việt Nam phụ trách khu vực miền Trung-Tây Nguyên thường trú tại Quảng Nam; Thường trực, lãnh đạo và CBNV các phòng, đơn vị, Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX – Liên minh Hợp tác xã tỉnh Quảng Nam và Liên minh Hợp tác xã TP.Đà Nẵng. Tọa đàm do Chủ tịch Liên minh HTX TP.Đà Nẵng và Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh Quảng Nam đồng chủ trì.

          Tại Tọa đàm, đại diện Liên minh Hợp tác xã TP.Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam đã tham gia phát biểu tham luận về  “Củng cố, tăng cường, nâng cao năng lực hoạt động của Liên minh Hợp tác xã tỉnh, thành phố” để thực hiện tốt ba chức năng, nhiệm vụ chính trị quan trọng được Đảng và Nhà nước giao: (1) là tổ chức đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức kinh tế tập thể; (2) là  giữ vai trò nòng cốt và thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể, (3) là làm cầu nối giữa Đảng và Nhà nước với thành phần kinh tế tập thể. Tham luận của các cơ quan, đơn vị thuộc Liên minh HTX Việt Nam phụ trách khu vực miền Trung-Tây Nguyên và ý kiến thảo luận của các đại biểu tham dự đã tập trung làm rõ nội dung chủ đề Tọa đàm và xác định các nhiệm vụ trọng tâm cần triển khai thực hiện có kết quả nhằm góp phần củng cố, tăng cường, nâng cao năng lực hoạt động của Liên minh Hợp tác xã tỉnh, thành phố theo tinh thần Nghị quyết 20-NQ/TW, đồng thời thống nhất một số hoạt động phối hợp triển khai thực hiện trong năm 2023 và những năm tiếp theo.

          Phát biểu cùng Tọa đàm, ông Hồ Dậy hoan nghênh Liên minh Hợp tác xã TP.Đà Nẵng đã sớm chủ động nghiên cứu và đăng cai tổ chức Tọa đàm. Đây là diễn đàn có ý nghĩa quan trọng trọng thời điểm hiện nay, khi cả nước bắt đầu có những hoạt động triển khai chỉ đạo của các cấp về thực hiện Nghị quyết 20-NQ/TW, qua đó làm rõ các vấn đề liên quan đến các giải pháp nhằm củng cố, tăng cường, nâng cao năng lực hoạt động của Liên minh Hợp tác xã cấp tỉnh, thành phố để thực hiện 3 nhiệm vụ quan trọng trên.

          Kết luận Tọa đàm, ông Phạm Công Chính – Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã TP.Đà Nẵng, thay mặt chủ trì, đánh giá cao nội dung các tham luận cũng như các ý kiến phát biểu tại buổi Toạ đàm và nhấn mạnh: Để củng cố, tăng cường, nâng cao năng lực hoạt động của Liên minh Hợp tác xã tỉnh, thành phố, Liên minh Hợp tác xã các tỉnh, thành phố cần thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, trước hết cần chú trọng công tác theo dõi, giám sát, phản biện xã hội và tham gia góp ý kiến về các chương trình, kế hoạch, đề án, chính sách, pháp luật về phát triển kinh tế tập thể, HTX trên địa bàn tỉnh, thành phố; tăng cường công tác phối hợp với các sở, ngành, quận, huyện và các cơ quan, đơn vị liên quan để tranh thủ các nguồn lực hỗ trợ, thúc đẩy kinh tế tập thể, HTX phát triển. Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã TP.Đà Nẵng Phạm Công Chính cũng đã thống nhất một số nội dung phối hợp với các đơn vị trực thuộc Liên minh Hợp tác xã Việt Nam phụ trách khu vực miền Trung – Tây Nguyên để triển khai trong năm 2023; đồng thời phối hợp với Liên minh Hợp tác xã tỉnh Quảng Nam ký kết chương trình phối hợp giữa hai cơ quan nhằm hợp tác, hỗ trợ nhau trong hoạt động, theo tinh thần Chương trình hợp tác, phát triển giữa tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng số 01/CTr-TUQN-TUĐN ngày 01/8/2022 của Tỉnh ủy Quảng Nam và Thành ủy Đà Nẵng.

           Một số hình ảnh buổi Tọa đàm:

Ông Phạm Công Chính- Chủ tịch Liên minh hợp tác xã thành phố Đà Nẵng phát biểu khai mạc Tọa đàm.

Ông Võ Bảy- Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Quảng Nam điều hành tham luận, thảo luận tại Tọa đàm.

Ông Tôn Thất Uyên- Phó Chủ tịch Liên minh hợp tác xã thành phố Đà Nẵng tham luận tại buổi Tọa đàm.

Ông Đặng Văn Tính -Trưởng phòng Kế hoạch- Kiểm tra Liên minh hợp tác xã tỉnh Quảng Nam tham luận tại Tọa đàm.

Ông Trần Quang Hậu- Phó Hiệu trưởng trường Trung cấp Kinh tế- Kỹ thuật và đào tạo cán bộ hợp tác xã Miền trung- Tây nguyên.

Ông Vũ Quang Phúc – Giám đốc Trung tâm Khoa học Công nghệ và Môi trường miền Trung tham luận tại Tọa đàm.

Ông Phan Văn Tùng – Phó tổng giám đốc Công ty TNHH một thành viên Thương mại và Đầu tư kinh tế hợp tác, kiêm Giám đốc Chi nhánh miền Trung – Tây Nguyên tham luận tại Tọa đàm.

Ông Phan Văn Đợi – Hiệu trưởng Trường Trung cấp Kinh tế – Kỹ thuật và Đào tạo cán bộ HTX miền Trung – Tây Nguyên.


Ông Lê Ngọc Trung – Phó Chủ tịch Liên minh hợp tác xã tỉnh Quảng Nam thảo luận tại Tọa đàm.

Ông Hồ Dậy – Phó Trưởng phụ trách Cơ quan Thường trực Liên minh HTX Việt Nam khu vực miền Trung – Tây Nguyên phát biểu tại Tọa đàm.

Nguồn: lmhtx.danang.gov.vn

VCA làm việc với Trưởng Đại diện Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại Việt Nam

Sáng ngày 14/4, tại trụ sở Liên minh Hợp tác xã Việt nam, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Ông Nguyễn Ngọc Bảo đã có buổi tiếp và làm việc với Trưởng đại diện – Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại Việt Nam, ông Shih Rui Chi.

Quang cảnh buổi làm việc

Cùng tham dự buổi làm việc có Ông Nguyễn Mạnh Cường, Phó Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam; Ông Tô Quốc Tuấn, nguyên Tổng Thư ký Ủy ban công tác Đài Loan; Lãnh đạo một số Ban, Đơn vị trực thuộc Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và đại diện lãnh đạo phòng Kinh tế – Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại Việt Nam.

Ông Nguyễn Ngọc Bảo, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam phát biểu tại buổi làm việc

Phát biểu tại buổi làm việc, Ông Nguyễn Ngọc Bảo, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam cho biết: Tính đến hết năm 2021, Việt Nam có 119.710 THT (75.262 THT nông nghiệp, 44.448 THT phi nông nghiệp); 27.394 HTX với trên 8 triệu thành viên, đóng góp trực tiếp 5% vào GDP và gián tiếp 30% thông qua các thành viên. Các HTX ở Việt Nam duy trì và đẩy mạnh phát triển trên các lĩnh vực: Nông nghiệp; Công nghiệp-Tiểu thủ công nghiệp; Thương mại; Vận tải, Tín dụng, Xây dựng, Môi trường….

Trong lĩnh vực nông nghiệp, khu vực HTX ở Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu 15 sản phẩm chủ lực quốc gia gồm lúa gạo, cà phê, cao su, điều, hồ tiêu, chè, sắn và sản phẩm từ sắn, sâm, rau quả, lợn, bò, gà, cá tra, tôm, gỗ và sản phẩm từ gỗ, trong đó Đài Loan là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu.

Trong chuyến công tác tại Đài Loan từ ngày 11-12/11/2019, Đoàn công tác của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam đã có buổi gặp gỡ và làm việc với Uỷ ban Nông nghiệp Đài Loan, Nông hội Đài Loan và một số doanh nghiệp, HTX trực thuộc Nông hội. Đoàn đã ký biên bản làm việc với Nông hội Đài Loan, hai bên thống nhất hợp tác trên 2 lĩnh vực chính: Hợp tác trong nghiên cứu, đào tạo và trao đổi đoàn, trao đổi kinh nghiệm; Hợp tác trong lĩnh vực xúc tiến thương mại và chuyển giao công nghệ, mở rộng tiêu thụ sản phẩm, liên kết đầu tư; tham gia các hội chợ, triển lãm hàng hóa do hai bên tổ chức nhằm thúc đẩy hợp tác thương mại giữa các HTX.

Chủ tịch Nguyễn Ngọc Bảo cũng bày tỏ mong muốn được tạo điều kiện đẩy mạnh các hoạt động hợp tác với Đài Loan thông qua Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại Việt Nam. Từ đó phát triển hơn nữa quan hệ hợp tác kinh tế giữa các HTX Việt Nam với hiệp hội, HTX, doanh nghiệp của Đài Loan tạo cơ hội xúc tiến thương mại, đầu tư, chuyển giao công nghệ, đem lại lợi ích cho các HTX thành viên.

Ông Shih Rui Chi, Trưởng đại diện – Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại Việt Nam phát biểu tại buổi làm việc

Phát biểu tại buổi làm việc, Ông Shih Rui Chi, Trưởng đại diện – Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại Việt Nam hi vọng trong thời gian tới quan hệ giữa Liên minh Hợp tác xã Việt Nam với Nông hội Đài Loan tiếp tục củng cố ngày càng chặt chẽ. Qua đó các chương trình xúc tiến thương mại, chuyển giao công nghệ, xuất khẩu nông sản, dược liệu,… giữa các HTX Việt Nam với Đài Loan sẽ có những bước chuyển biến tích cực mang lại nhiều lợi ích kinh tế và cơ hội hợp tác lâu dài cho cả đôi bên.

Một số hình ảnh tại buổi làm việc:

Lê Huy

Nguồn: VCA

Cần đa dạng về loại hình, hình thức hợp tác trong ngành nghề, lĩnh vực, thành phần kinh tế

Năm 2021, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, khó lường trên diện rộng, ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển kinh tế xã hội, khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã; tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2021 là 2,58%. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, Quý I tăng 4,72%; quý II tăng 6,73%; quý III giảm 6,02%; quý IV tăng 5,22%. Theo đó, khu vực KTTT, HTX đã giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội và tái cơ cấu kinh tế.

Quang cảnh Hội nghị trực tuyến Ban chấp hành Liên minh Hợp tác xã Việt Nam lần thứ 4, khóa VI, nhiệm kỳ 2020-2025

Ngày 10/01, Liên minh HTX Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến ban chấp hành (BCH) lần thứ 4, khóa VI, nhiệm kỳ 2020-2025, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Nguyễn Ngọc Bảo chủ trì Hội nghị.

Theo báo cáo tại Hội nghị, đến hết năm 2021, cả nước thành lập mới 2.283 HTX, trung bình 36 HTX/tỉnh, tăng 7 % so với năm 2020; có 119.710 THT, tăng 0.4% so với năm 2020; đạt 108 LH HTX, tăng +6% so với năm 2020. Về tổng số thành viên, khu vực KTTT, HTX thu hút gần 7 triệu thành viên, tăng hơn 23.453 thành viên so với năm 2020. Về tổng số lao động, hiện có 1,3 triệu lao động, trong đó có 2/8 vùng kinh tế có số lao động thường xuyên tăng so với năm 2020 như Tây Bắc 85.282 người, tăng 2.451 người (+8,7%), Tây Nguyên 26.810 người, tăng 1.343 người (+5,3%).

Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động

Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam Nguyễn Ngọc Bảo cho biết, năm 2021, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, khó lường trên diện rộng, ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển kinh tế xã hội, khu vực KTTT, HTX. Tuy nhiên, Các loại hình THT, HTX, LHHTX nâng cao hiệu quả cung ứng dịch vụ đầu vào, tiêu thụ sản phẩm, đẩy mạnh liên kết thành viên, tư vấn, hỗ trợ mang lại lợi ích cho các thành viên; tăng chế biến sâu; tổ chức sản xuất an toàn, linh hoạt theo diễn biến và các quy định khác nhau của mỗi địa phương trong từng giai đoạn dịch Covid-19, đóng vai trò quan trọng trong hạn chế đứt gãy của các chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị.

Hoạt động của THT được đẩy mạnh hơn trong các điều kiện giãn cách hoặc không giãn cách, chủ yếu hướng vào mục đích giúp đỡ, tương trợ nhau trong sản xuất và đời sống, phù hợp sản xuất quy mô nhỏ trong trao đổi kinh nghiệm sản xuất, hỗ trợ nhau về giống, kỹ thuật, tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất, cung cấp thông tin và tiêu thụ sản phẩm, động viên và cùng nhau tổ chức sản xuất, xây dựng quỹ tương trợ vốn sản xuất (thông qua trao đổi trực tiếp, internet, mạng xã hội Zalo, Facebook, họp nhóm…).

Báo cáo tại Hội nghị, bà Phạm Thị Tố Oanh, Trưởng ban Chính sách và Phát triển HTX, Liên minh HTX Việt Nam thông tin: các HTX nông nghiệp trong thời kỳ không giãn cách (tháng 1 đến tháng 4) và đặc biệt Quý IV, ghi nhận 17/63 tỉnh, thành phố, các HTX đạt hoặc vượt kế hoạch, mục tiêu trong năm về diện tích sản xuất và sản lượng nông sản đề ra.

Trong giai đoạn giãn cách xã hội, các HTX nông nghiệp thích ứng linh hoạt dựa trên một số kinh nghiệm chịu tác động một số đợt dịch năm 2019-2020; tổ chức sản xuất, duy trì sản xuất và sản lượng đạt mức 31,8-67,6% so với cùng kỳ hàng năm. Bên cạnh đó, một số HTX (17-22,8%) đã kịp thời trong chuyển đổi phương thức tiêu thụ sản phẩm tập trung, đẩy mạnh chuyển đổi số, áp dụng nông nghiệp thông minh, công nghệ cao, sản xuất sản phẩm đạt tiêu chuẩn, chất lượng, có thương hiệu, xuất xứ sản phẩm (OCOP, hữu cơ, GlobalGap …)

Đồng chí Nguyễn Ngọc Bảo, Bí thư đảng đoàn, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam phát biểu tại Hội nghị

Bên cạnh đó, bà Oanh nhấn mạnh theo từng giai đoạn trong năm 2021 và tùy điều kiện các quy định tại địa phương, một số loại hình HTX phi nông nghiệp như HTX vận tải hoạt động 12,1%-51,6%, HTX xây dựng hoạt động 1,5%-61,8%, HTX chợ hoạt động 41,2-81,2%, HTX du lịch hoạt động cao nhất là 21,5%. Các hoạt động duy trì trong thời kỳ giãn cách nhằm kết hợp với HTX nông nghiệp trong cung ứng, tiêu thụ sản phẩm, phục vụ nhu cầu thiết yếu, kết hợp sản xuất kinh doanh truyền thống; trong thời kỳ không có quy định giãn cách, tập trung liên kết, đầu tư sản xuất phục hồi kinh tế, tạo việc làm cho các thành viên và người lao động.

Trước bối cảnh dịch bệnh Covid-19, QTDND đã tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ dân về mặt thủ tục (hình thức trực tuyến, điện thoại…), hỗ trợ người dân về nguồn vốn vay để phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao đời sống, tạo việc làm trong thời kỳ dịch.

Một số LHHTX nâng cao dịch vụ cung ứng đầu vào, thu mua, giải cứu nông sản cho các HTX thành viên. Điển hình như LHHTX Nông sản an toàn tỉnh Sơn La, LHHTX tiêu thụ an toàn nông sản an toàn Việt Nam, Liên hiệp HTX Dịch vụ Nông nghiệp Tổng hợp Đồng Nai (DonaCoop), LHHTX Chế biến Xuất khẩu thanh long Bình Thuận; LHHTX Artemia tỉnh Sóc Trăng; LHHTX rau Hưng Phát. tỉnh Lâm Đồng (cung ứng đầu vào),… Nổi bật, một số LHHTX (Saigon Coop, SATRA, HTX liên kết chuỗi CocoFood (Hải Dương),… đóng vai trò quan trọng trong cung ứng, tiêu thụ, bình ổn giá cả.

Cả hệ thống cùng HTX vượt qua thách thức

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, Liên minh HTX Việt Nam cho rằng, các HTX hiện nay vẫn gặp những khó khăn nhất định về nguồn nhân lực chất lượng cao; năng lực quản trị, tiếp thị và tổ chức liên kết sản xuất theo chuỗi cung ứng. Đặc biệt, một số chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với HTX khó thực hiện do dịch Covid-19 như xúc tiến thương mại, bồi dưỡng nguồn nhân lực… gặp khó khăn trong triển khai tại một số tỉnh thành phố, đặc biệt là các tỉnh khu vực miền Nam do chấp hành các quy định về phòng dịch của Chính phủ, HTX chưa tiếp cận được phương pháp làm việc trực tuyến, phải trả lại kinh phí về ngân sách nhà nước. Việc nắm bắt và tiếp cận các chính sách hỗ trợ của HTX, số lượng HTX được thụ hưởng các chính sách hỗ trợ còn hạn chế.

So sánh với năm 2020, hơn 41,6% HTX giảm doanh thu và lợi nhuận. Lao động bị cắt giảm, nghỉ việc không lương chiếm hơn 42,8% tổng số lao động. Theo thống kê, trong khu vực KTTT, HTX ở Phú Yên có 1.039 lao động mất việc làm.

HTX nông nghiệp sản lượng tiêu thụ và giá bán một số thời điểm trong năm giảm mạnh, tồn kho lớn, không vận chuyển tiêu thụ được. Đặc biệt, thời điểm cuối quý II và quý IV, cả nước, lượng tồn kho trên 1.300.000 tấn nông sản (lúa, rau, trái cây, thịt, gia cầm, trứng,…); nhiều hàng hóa bị dồn ứ, thối, hỏng ở cửa khẩu nhiều ngày, chi phí vận chuyển; Lạng Sơn, tính đến ngày 25/12/2021, tổng số xe container hàng hóa xuất khẩu còn tồn tại khu vực các cửa khẩu tỉnh Lạng Sơn là 4.204 xe, chủ yếu là mít, sầu riêng, dưa hấu, thanh long, ván bóc, linh kiện điện tử…, trong đó, rất nhiều loại nông sản đang có nguy cơ giảm chất lượng, thối hỏng.

HTX công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp gặp khó khăn về vật tư đầu vào, do đứt gãy chuỗi cung ứng ở trong nước và nhập khẩu, sản xuất, phân phối, kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn do số lượng đơn hàng và khách hàng mua giảm, tồn kho tăng, khoảng 34,9% HTX bị thu hẹp và tạm ngừng sản xuất, 343 HTX giải thể; HTX thương mại và dịch vụ gặp khó khăn về nguồn hàng cung cấp, tiêu thụ và doanh thu giảm; QTDND gặp khó khăn trong phát triển thành viên mới, doanh số cho vay giảm, nợ xấu có xu hướng tăng.

Tiếp tục đi cùng nhau để phát triển có hiệu quả

Để tiếp tục phát triển KTTT, HTX hiệu quả và bền vững trong năm 2022, Chủ tịch Nguyễn Ngọc Bảo cho rằng cần đa dạng về loại hình, hình thức hợp tác trong ngành nghề, lĩnh vực, thành phần kinh tế; HTX, LHHTX, THT tăng về số lượng, quy mô, chất lượng và hiệu quả, đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ cao, sản xuất, kinh doanh gắn với chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị sản phẩm chủ lực của quốc gia, vùng, địa phương. Bên cạnh đó, chú trọng phát triển sản phẩm, chế biến sâu, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu quốc tế; thu hút các hộ nông dân, nông thôn là thành viên HTX, góp phần tích cực phòng chống dịch Covid-19, phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội bền vững, ổn định xã hội, giữ gìn bản sắc văn hoá và bảo vệ môi trường.

Bên cạnh đó, các đại biểu tham gia cuộc Hội nghị đồng nhất với quan điểm, các THT, HTX, LH HTX đổi mới phương thức sản xuất, kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh, hiệu quả hoạt động, liên kết trong sản xuất của KTTT, HTX. Chính quyền địa phương khuyến khích, hỗ trợ cac THT, HTX, LH HTX chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghệ 4.0, đẩy mạnh thực hiện chueyern đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin, đào tạo nguồn nhân lực, nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường, xúc tiến thương mại, thương mại điện tử; chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ, sản phẩm đạt tiêu chuẩn để xây dựng thương hiệu có uy tín trên thị trường.

Cùng với đó, hệ thống Liên minh HTX Việt Nam phối kết hợp các nguồn lực từ các Bộ, các cấp, các ngành, chính quyền địa phương nhằm tư vấn, hỗ trợ cho các HTX, thành viên (đào tạo, vốn, khoa học công nghệ, xúc tiến thương mại…) nhằm tập trung tối đa nguồn lực, liên kết trong sản xuất kinh doanh, phục hồi kinh tế, sản xuất an toàn, thích ứng linh hoạt với những diễn biến của dịch Covid-19; thường xuyên cập nhật thông tin, các khó khăn và đề xuất các giải pháp hỗ trợ THT, HTX, LH HTX.

Với công tác hợp tác quốc tế, các cấp, ngành, HTX, LH HTX tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế như Liên minh HTX quốc tế (ICA), các tổ chức HTX các nước, các tổ chức đại diện và hỗ trợ HTX các nước để học hỏi kinh nghiệm, hợp tác, liên kết mở rộng thị trường; tranh thủ sự hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật, thiết bị, máy móc, liên kết và mở rộng thị trường, đáp ứng mục tiêu phát triển của khu vực KTTT, HTX.

Tại Hội nghị trực tuyến BCH lần thứ 4 khoá VI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 của Liên minh HTX Việt Nam, các đại biểu đã tập trung thảo luận một số nội dung về: Tình hình phát triển KTTT, HTX năm 2021; mục tiêu và giải pháp năm 2022; Tình hình hoạt động của hệ thống Liên minh HTX Việt Nam năm 2021; triển khai nhiệm vụ năm 2022; Kết quả công tác năm 2021; chương trình, kế hoạch năm 2022 của Uỷ ban Kiểm tra Liên minh HTX Việt Nam; Thông tin về Kế hoạch xây dựng Báo cáo kết quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ, mô hình tổ chức, quy chế hoạt động của Liên minh HTX Việt Nam.

 Quỳnh Trang

Nguồn: VCA

Người trồng lúa cho quê hương

Nếu có một bản hùng ca về những người trồng lúa cho quê hương trong thời kỳ đổi mới, tôi nghĩ, Anh hùng Lao động Trần Mạnh Báo – Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn ThaiBinh Seed, sẽ là cái tên xuất hiện đầu tiên.

Ông tự nhận mình là “một phần của cánh đồng lúa chín”. Đã có lúc, ông ước nguyện sau khi nhắm mắt xuôi tay, thì tro cốt của mình sẽ được rải trên cánh đồng lúa. Ông là một doanh nhân sinh ra từ lũy tre làng, là tác giả/đồng tác giả của hàng chục giống lúa đột phá về năng suất và chất lượng, giúp hàng triệu người nông dân có những vụ mùa bội thu.

Từ những gian nhà xập xệ, hoang tàn của thời kỳ mới thành lập, sau 50 năm thành lập, ThaiBinh Seed đã có một tòa building mang hình dáng hạt giống khổng lồ đang nảy mầm đẹp nhất tỉnh Thái Bình; sở hữu 21 giống cây trồng được công nhận bản quyền; có Phòng thử nghiệm Quốc gia trực thuộc doanh nghiệp; có Viện Nghiên cứu cây trồng và có nhà máy chế biến gạo công suất 40.000 tấn/năm.

Thế nhưng, với CEO ThaiBinh Seed, những gì đạt được ngày hôm nay mới chỉ là sự khởi đầu cho những trang sử mới. Sau 50 năm kể từ ngày thành lập, ThaiBinh Seed sẽ nhận về mình một sứ mệnh lớn hơn. Đó là sứ mệnh cùng đồng hành với những người nông dân mới.

Nhân dịp này, Báo Nông nghiệp Việt Nam có cuộc trò chuyện với Anh hùng Lao động Trần Mạnh Báo để nhìn lại hành trình của ThaiBinh Seed trong nửa thế kỷ qua và hành trình sắp tới.

Trong gần nửa thế kỷ làm việc tại ThaiBinh Seed, dường như ông dành tình cảm đặc biệt cho Trại thực nghiệm giống lúa Đông Cơ – nơi ông gắn bó 2.555 ngày ở đó. Cũng tại chính nơi này, ông từng ước nguyện khi nhắm mắt xuôi tay, thì tro cốt của mình sẽ rải trên cánh đồng. Cảm xúc ấy bắt nguồn từ đâu?

Cảm xúc ấy có cội nguồn của nó. Tôi là nông dân, sinh ra dưới lũy tre làng. Cho nên tôi luôn quan sát đồng ruộng, quan sát hoạt động sản xuất nông nghiệp bằng tâm thức và trái tim của mình. Khi chúng ta làm bất cứ điều gì bằng trái tim, thì nó rất sâu sắc, và nó như một nguồn năng lượng luôn trào dâng, tạo cho ta cảm xúc mà chỉ lúc đó chúng ta mới nhận ra được.

Cũng như một nhà thơ ngồi bên bờ hồ, anh ta có thể cảm nhận được một chiếc lá vàng lìa cành và rơi xuống mặt hồ tĩnh lặng của mùa thu. Khi đó, trái tim anh ta đã thuộc về thiên nhiên rồi.

Cho nên, mỗi lần ra đồng, tôi luôn có cảm giác mình như một phần của đồng ruộng, như một phần của cánh đồng lúa chín. Cảm giác ấy căng tràn lần thứ nhất vào ngày 25/10/1968, khi tôi bước chân vào quân ngũ, bộ hành từ trường cấp 3 Thái Ninh (nơi tôi đang học) lên xã Đông Các, huyện Đông Hưng suốt từ 17h đến 22h đêm.

Khi đi qua cánh đồng xã Thái Hà, huyện Thái Ninh (xưa) kéo dài từ làng đi lên đê Trà Lý khoảng 1km, hai bên đường người dân vẫn đang cặm cụi gặt lúa, mùi thơm của lúa khiến tôi có những rung cảm đặc biệt.

Lần thứ hai là sau khi tôi về làm việc tại trại thực nghiệm Đông Cơ (của ThaiBinh Seed ngày nay). Cũng vào một buổi chiều thu tháng 10, tôi từ văn phòng ra đồng theo hướng từ Đông sang Tây, mặt trời chiếu xuống nhưng trên thân lúa vẫn còn đọng những giọt sương. Tôi ngửi thấy mùi lúa chín ngào ngạt và cảm nhận được sự sung sướng tột cùng khi đồng lúa được mùa.

Lúc đó, trong đầu tôi có nguyện ước, nếu như sau này mình còn ở đây, mình ra đi trên mảnh đất này, thì tro cốt của mình sẽ được rải trên 56ha của trại Đông Cơ.

Cảm xúc ấy khó diễn tả lắm, vì lần đầu tiên tôi đặt chân đến đây thì cánh đồng 56ha của trại thực nghiệm cỏ mọc um tùm, lúa thì thưa thưa, đời sống anh em cực kỳ khó khăn. Chúng tôi phải sửa chuồng lợn làm chỗ ở cho công nhân. Thậm chí có lúc 40 con người cả nam cả nữ phải quây cót lại trong một nhà lợp tôn 200m2, chiều cao cột chỉ 2,3m sau một cơn bão.

Thế nhưng, chúng tôi không bị khó khăn khuất phục mà nỗ lực vươn lên. ThaiBinh Seed xóa bỏ cơ chế Kế hoạch hóa trong nông nghiệp quốc doanh bằng đề án Khoán sản phẩm đến người lao động từ năm 1987 trước khi có Nghị quyết X của Bộ Chính trị; được Đảng, Nhà nước tặng Huân chương Lao động đầu tiên trong thời kỳ đổi mới của ngành nông nghiệp tỉnh Thái Bình.

Với tôi, mùi thơm của lúa tháng 10 năm 1968 và mùi thơm của lúa tháng 10/1992 thật giống nhau. Và đến bây giờ, mỗi lần tôi ra thăm cánh đồng lúa chín, cảm xúc ấy vẫn còn nguyên vẹn. Đó là thứ cảm xúc rất tự nhiên.

Xuất phát điểm từ những gian nhà xập xệ, giờ đây ThaiBinh Seed đã có một toà nhà nguy nga tráng lệ bậc nhất quê lúa Thái Bình, với kiến trúc rất đặc biệt. Vậy suốt hành trình đó đã đem lại cho ông cảm xúc gì, đặc biệt là khi ngồi ở đây – một văn phòng sang trọng và hiện đại, vào thời điểm ThaiBinh Seed chuẩn bị Lễ kỷ niệm 50 năm đồng hành cùng người nông dân?

Sau khi chuyển về đây làm việc, tôi cảm giác nó như một giấc mơ. Đây là chia sẻ thực. Vì tôi không nghĩ rằng ThaiBinh Seed lại sở hữu một văn phòng như thế này.

Khi tôi đến đây năm 1983, trên khu đất chỉ có 11 gian nhà ngói, 5 gian nhà lợp fibroxi-măng và 3 gian nhà lợp bằng lá cọ, một nửa diện tích là ao và công trình phụ của Ty Nông nghiệp ngày xưa. Tôi đã từng phải đi nhặt từng viên gạch, xin từng xe đất để đổ xuống cái ao, lấp đi để làm cái nhà hai tầng.

Thế mà bây giờ, chúng tôi được làm việc trong một toà nhà được mọi người đánh giá là đẹp nhất tỉnh Thái Bình. Đẹp cả về hình thái kiến trúc, đẹp cả về phong cách thiết kế. Nó còn là một toà nhà đa năng kết hợp cả trung tâm thương mại, văn phòng, tổ chức sự kiện, nhà hàng cà phê và bể bơi vô cực trên cao.

Người ta bảo rằng ông cả đời làm nông nghiệp mà lại xây dựng được tòa nhà có kiến trúc đẹp thế. Chúng tôi rất tự hào. Tuy nhiên, ít người hiểu hết được kiến trúc của tòa nhà này. Nó xuất phát từ cảm hứng logo của ThaiBinh Seed. Nhìn từ xa, tòa nhà như một hạt giống đang nảy mầm. Nó cũng giống như một cánh buồm cách điệu.

Mà logo của ThaiBinh Seed là do chính tay tôi vẽ ra năm 1988. Đến năm 2015, công ty mới thuê một doanh nghiệp của Mỹ làm lại bộ nhận diện thương hiệu cho hiện đại hơn, nhưng nó vẫn là cái hạt nảy mầm kế thừa từ logo cũ.

Vừa mới trưa nay, tôi ngồi suy nghĩ rằng tại sao tòa nhà này lại được khánh thành đúng dịp kỷ niệm 50 năm thành lập ThaiBinh Seed? Tại sao nó hoàn thành đúng lúc tôi đón nhận Danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới và ThaiBinh Seed đón nhận Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ.

Ngay cả 5 năm trước cũng không ai nghĩ đến chuyện này. Đó là một cảm xúc hạnh phúc, nhưng tôi nghĩ cái chúng tôi đạt được như ngày hôm nay chỉ là sự bắt đầu thôi. Chúng tôi phải làm điều gì đó để không hổ thẹn với những điều đang có, không hổ thẹn với những người đi trước, đó là suy nghĩ của tôi.

Phải chăng, toà nhà này là một trong những minh chứng cho sự chuyển mình và phát triển của ThaiBinh Seed. Bởi, ThaiBinh Seed không chỉ có một toà building nguy nga nhất nhì tỉnh Thái Bình, Thái Bình Seed không chỉ có những hạt giống tốt mà còn có nhà máy chế biến gạo hiện đại đạt chuẩn châu Âu, có Viện Nghiên cứu giống cây trồng và hàng loạt dự án đầu tư vào nông nghiệp trong tương lai?

ThaiBinh Seed đang ở thời khắc kỷ niệm 50 năm thành lập, và ở thời đoạn lịch sử này, ThaiBinh Seed sẽ nhận về mình một sứ mệnh lớn hơn. Đó là sứ mệnh cùng đồng hành với những người nông dân mới.

Kể từ khi hình thành, ThaiBinh Seed luôn làm theo lời Bác, đồng hành cùng người nông dân, kể cả khi thành công, kể cả khi thất bại, kể cả những lúc cực kỳ khó khăn, thậm chí người ta nghĩ rằng chúng tôi sắp phá sản.

Và chính lúc người ta nói rằng ThaiBinh Seed sẽ phá sản là thời điểm công ty phải hy sinh 33 tỷ đồng, gấp 3 lần tài sản mà công ty có (vốn điều lệ chỉ có 10 tỷ đồng) để hỗ trợ nông dân.

Chuyện xảy ra vào năm 2013, giống lúa BC15 gặp nhiệt độ thấp (38 năm mới gặp một lần) nên bị lem lép hạt tại 11 tỉnh. Lúc đó ThaiBinh Seed quyết định bỏ ra 1.063 tấn thóc để hỗ trợ bà con khôi phục sản xuất. Ngay cả Nhà nước cũng chưa bao giờ xuất ra đến 1.000 tấn thóc giống để hỗ trợ giống lúa cho nông dân (tính đến thời điểm đó).

Nhiều người trong công ty không đồng ý, nhưng tôi nói với họ rằng: “Các vị không đồng ý tôi vẫn làm. Bởi vì công ty này sinh ra là theo ý kiến của Bác Hồ. Công ty này sinh ra để cung cấp giống tốt cho nông dân, nhưng nông dân sử dụng giống của chúng ta đang gặp khó khăn. Nông dân không có lỗi, chúng ta không có lỗi nhưng thời tiết có lỗi. Dù có phá sản công ty này vẫn phải hỗ trợ nông dân vượt qua khó khăn”.

Và chính điều đó đã giúp ThaiBinh Seed tăng niềm tin đối với nông dân. Rất nhiều đồng chí lãnh đạo ở các tỉnh nói rằng: “Không có công ty nào có trách nhiệm với nông dân như ThaiBinh Seed và chính vì vậy bà con nông dân lại yêu quý và sử dụng sản phẩm của công ty”.

Khi niềm tin đã nhân lên thì mình đưa sản phẩm gì người ta cũng ủng hộ, người ta không bao giờ nói rằng “công ty đó làm bậy”. Đó chính là giá trị không phải công ty nào cũng có được.

Chúng ta đều biết, nền nông nghiệp nước ta đang trong giai đoạn phát triển rất mạnh mẽ nhưng cũng đối mặt với những khó khăn lớn. Đó là biến đổi khí hậu, biến động thị trường và những khó khăn nội tại khi ruộng đồng manh mún, cơ sở vật chất nghèo nàn, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển.

50 năm qua, chúng tôi đi trước người nông dân, nghiên cứu và cung cấp cho họ những hạt giống tốt hơn. Nhưng tới đây, khi những thế hệ nông dân mới hình thành, họ có tri thức cao hơn, ThaiBinh Seed cũng phải nâng tầm thông qua việc nâng cao trình độ nhân sự, trình độ quản trị, ứng dụng khoa học công nghệ.

Thứ hai, ThaiBinh Seed không dừng lại ở giống cây trồng, và cũng không dừng lại ở giống lúa, vì hoạt động của chúng tôi phải phục vụ cho tái cơ cấu ngành nông nghiệp, khi nền kinh tế thay đổi, tổ chức sản xuất thay đổi.

Thứ ba, chúng tôi sẽ tạo ra những giống lúa mới để người dân không phải ăn cho no nữa mà ăn cho ngon, và thậm chí có thể tăng cường sức khoẻ cho người tiêu dùng, đó chính là kinh doanh lương thực chất lượng cao, đạt trình độ quốc tế.

Và thứ tư là phải khai thác lợi thế của nông nghiệp. Bởi Đảng, Nhà nước đã chọn 3 lĩnh vực chủ đạo để phát triển nền kinh tế, đó là nông nghiệp, du lịch và kinh tế số. Vậy thì du lịch và nông nghiệp phải đi với nhau chứ? Chẳng lẽ chúng ta cứ suốt ngày vào Dinh Độc Lập hay các di tích ở Điện Biên Phủ hay sao?

Chúng ta còn phải đi ra biển, chúng ta lên rừng, chúng ta đi về nông thôn, chúng ta tận hưởng du lịch sinh thái, du lịch tâm linh… tất cả những địa điểm đó đều ở nông thôn. Chúng tôi sẽ gắn kết cả nông nghiệp và du lịch để tạo ra một hệ sinh thái  của ThaiBinh Seed. Điều này sẽ được chúng tôi công bố trong dịp Lễ đặc biệt kỷ niệm 50 năm thành lập công ty.

Vậy theo ông, đâu là sự khác biệt của ThaiBinh Seed trong làng giống cây trồng Việt Nam?

Nếu nói về những giá trị khác biệt của ThaiBinh Seed thì nên để cho người khác đánh giá sẽ khách quan hơn. Nhưng tôi có thể tóm lại mấy điều.

Thứ nhất, ThaiBinh Seed luôn tiên phong và đi trước ngành thương mại giống cây trồng Việt Nam. Chúng tôi là đơn vị đầu tiên bỏ quốc huy hai bông lúa và đặt tên mình vào giữa. Tôi tự vẽ logo từ năm 1988, lúc đó nói đến khái niệm doanh nhân gần như không có trong từ điển của chúng ta.

Thứ hai, tôi là người đầu tiên đi tìm mua vỏ bao xi măng đóng bao thóc giống 5kg, 10kg, rồi xây dựng hệ thống bán giống lúa tại cấp xã đầu tiên, trong thời bao cấp thực hiện kế hoạch hoá.

ThaiBinh Seed cũng là đơn vị đầu tiên thành lập viện nghiên cứu cây trồng thuộc doanh nghiệp; là công ty đầu tiên đăng ký bảo hộ giống cây trồng tại Việt Nam (với giống lúa thuần TBR1). Và, chúng tôi còn mua bản quyền giống lúa thuần đầu tiên là giống lúa BC15. Chúng tôi luôn luôn là những người chấp nhận khó khăn.

ThaiBinh Seed dám đổi mới từ năm 1988, trước khi Nghị quyết về khoán X của Bộ Chính trị ra đời. Thậm chí, có người nói với tôi là: “Mày không cẩn thận thì vào tù đấy”. Tôi vẫn làm, bởi đó chính là giá trị của sự dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, nhưng trên nền tảng kiến thức và dưới ánh sáng Nghị quyết của Đảng. Vì tôi làm những điều ấy từ năm 1988, trong khi sự nghiệp đổi mới của Đảng ta đã ra đời từ năm 1986 rồi, nhưng người ta chưa dám làm thì tôi làm. Đó chính là giá trị tiên phong.

Thứ ba, giá trị của ThaiBinh Seed còn là trách nhiệm với xã hội. Tôi đã tuyên bố với toàn thể cơ quan rằng không bao giờ được trốn thuế, không bao giờ trốn bảo hiểm xã hội.

Thứ tư là chúng tôi luôn luôn tìm ra cho mình một con đường với tầm nhìn chiến lược. Từ năm 2001, ThaiBinh Seed đã xây dựng cho mình một chiến lược phát triển, lấy giá trị con người là số 1, khoa học – công nghệ là thứ hai và quan hệ hợp tác là thứ ba. Chiến lược ấy được chúng tôi thực hiện hơn 20 năm qua, và cho đến bây giờ vẫn rất đúng.

Đây không phải là cái gì mới, các cụ nói rồi, “buôn có bạn, bán có phường, làm ăn có xóm có làng mới vui”. Vây tại sao doanh nghiệp lại không hợp tác với nhau, cứ đóng cửa lại làm ăn sao được.

Và trong nội bộ ThaiBinh Seed, khi ai đó có một sáng kiến, ý tưởng gì đều được tôn trọng, đều được khen thưởng và tôn vinh. Chúng tôi xây dựng một tập thể mà ở đó trong trái tim con người không có chỗ cho sự hận thù, chỉ có chỗ cho sự yêu thương. Đó là những giá trị mà ThaiBinh Seed có được sau 50 năm.https://nongnghiep.vn/watch/4800

Nhắc đến Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới Trần Mạnh Báo, người ta thường liên tưởng đến những cống hiến của ông trong lĩnh vực chọn tạo giống cây trồng. Nhưng ít người biết ông còn là một nhà vận động chính sách, tham vấn rất nhiều cơ chế, chính sách để thúc đẩy sự phát triển cơ chế thị trường, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp cũng như lĩnh vực giống cây trồng?

Đây cũng là một duyên kiếp. Ngày 2/9/1995, tôi được gặp TS Jan Torp Pederson, cố vấn của Công ty COWI – đơn vị thực hiện dự án ODA của Đan Mạch để giúp Việt Nam nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, hướng tới mục tiêu xoá đói giảm nghèo.

Ông Jan Torp Pederson hỏi tôi làm thế nào để nâng cao được đời sống của nông dân Việt Nam? Tôi đã nói ba điều: Thứ nhất, những người Việt Nam nghèo nhất là những người nông dân. Những người nông dân nghèo nhất là những người trồng lúa. Bây giờ, nếu các ông hỗ trợ để giảm thất thoát sau thu hoạch với việc xây dựng nhà máy chế biến gạo mấy chục nghìn tấn mỗi năm thì chẳng ăn thua gì. Nhưng nếu ông hỗ trợ cho họ một hệ thống cung cấp hạt giống chuẩn quốc tế, bà con sử dụng hạt giống tốt để đẩy năng suất lên 10 – 30% thì hiệu quả sẽ lớn hơn nhiều.

Cho nên, chúng tôi đề nghị dự án không cung cấp giống cho vùng nguyên liệu sản xuất gạo, mà đề nghị Đan Mạch giúp xây dựng một hệ thống cung cấp hạt giống cho Việt Nam, trước hết là cho Thái Bình, từ đó hình thành cơ sở sản xuất, nghiên cứu, bảo quản hạt giống đạt trình độ quốc tế.

Thứ hai là phải đào tạo lại nguồn nhân lực của ngành giống cây trồng Việt Nam. 6 chương trình đào tạo lại nguồn nhân lực trong ngành giống cây trồng Việt Nam theo chương trình của DANIDA là do tôi viết, ông Jan Torp đồng ý luôn. Và sau này, các chương trình đào tạo đó được phổ biến cho cả ngành giống cây trồng.

Tôi cũng là người đưa ra khái niệm giống mới tại khách sạn Thiên Cầm (Hà Tĩnh) vào tháng 11 năm 2003. Bên cạnh đó, tôi có một may mắn là thành viên của Hội đồng tư vấn cho Bộ trưởng (Lê Huy Ngọ) để xây dựng ngành giống cây trồng Việt Nam.

Khi ấy, tôi là người đầu tiên đề nghị Bộ Nông nghiệp-PTNT phải xây dựng chiến lược phát triển giống cây trồng Việt Nam. Anh Chu Thiện lúc đó là Điều phối viên của Chương trình giống cây trồng gọi tôi và hỏi tại sao tôi lại đề nghị như vậy? Tôi nói rằng, giống là tiền đề của sản xuất mà không có chiến lược phát triển thì không được. Và, ngay sáng hôm sau, Bộ trưởng Lê Huy Ngọ đã chủ trì một hội nghị 2,5 ngày để bàn về vấn đề này.

Từ đó đến ngày hôm nay, tất cả những vấn đề liên quan đến các chương trình giống cây trồng tôi đều được tham gia từ đầu đến cuối, từ Pháp lệnh Giống cây trồng đến Luật Trồng trọt. Và chính tôi cũng là người đưa ra ý tưởng thành lập Hiệp hội Thương mại Giống cây trồng Việt Nam ở Khách sạn Bảo Sơn, khi đó có Thứ trưởng Bùi Bá Bổng dự. Khi mình đã đề xuất thì mình triển khai làm bằng được, nhờ đó Hiệp hội đã ra đời.

Nhưng đóng góp lớn nhất của chúng tôi, là khi tất cả các tỉnh miền Bắc ào ạt đưa lúa lai vào gieo cấy, thì ThaiBinh Seed kiên trì chọn lọc và công nhận giống lúa thuần đầu tiên. Tôi đã bị lên án, phản đối ngay tại Phú Thọ. Người ta nói là bây giờ người ta làm lúa lai, anh Báo làm lúa thuần làm gì, chúng tôi không cần.

Thế nhưng sau này, chính người nói câu ấy phải về đây để mua giống siêu nguyên chủng của tôi để làm lúa thuần. Tôi bảo: “Ơ thế sao bây giờ anh không phản đối lúa thuần nữa đi”.

Lúa thuần của ThaiBinh Seed không thua kém bất kỳ giống lúa lai nào khác ở vụ mùa. Khi tôi lên làm Tổng giám đốc Công ty, cơ cấu giống lúa của Thái Bình là 60% lúa lai trong vụ xuân, vụ mùa là 40%. Bây giờ tỉnh Thái Bình gần như không còn lúa lai, nhưng năng suất lúa của Thái Bình vẫn dẫn đầu miền Bắc, nếu cấy 2 vụ là dẫn đầu cả nước.

Đó là đóng góp của ThaiBinh Seed, chất lượng giống lúa của ThaiBinh Seed bao giờ cũng được thị trường đánh giá tốt hàng đầu, và khi sản phẩm của chúng tôi được đánh giá tốt thì lập tức doanh nghiệp khác cũng phải nâng chất lượng sản phẩm lên để cạnh tranh, và người được hưởng lợi nhiều nhất là nông dân.

Xét về tiền bạc, ThaiBinh Seed chỉ có 10 tỷ đồng vốn điều lệ. Nhưng xét về những “giá trị mềm” mà ThaiBinh Seed đang nắm trong tay, thì đó là những gì?

Tôi nghĩ giá trị lớn nhất mà ThaiBinh Seed có được hiện nay đó là cái tên ThaiBinh Seed ở trong trái tim của nông dân Việt Nam; trong trái tim của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, từ Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng biết ThaiBinh Seed, 6 đời Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp-PTNT gần đây nhất (từ Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Trìu, sau này làm Phó Thủ tướng đến Bộ trưởng đương nhiệm Lê Minh Hoan) đều dành sự yêu mến đặc biệt cho ThaiBinh Seed.

Có lần, tôi đi từ nhà công tử Bạc Liêu xuôi 40km đi thăm lúa (cả ô tô, xe ôm, xuồng ba lá và đi bộ), nhưng khi vừa lên bờ để đi bộ được 300m, thì một bà nông dân hỏi tôi: “Ơ, bác này từ Thái Bình vào à?”. Tôi ngạc nhiên hỏi sao bà biết tôi, bà bảo: “Tôi biết”.

Lần khác, tôi tham gia cùng đoàn của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (nay là Chủ tịch nước) và Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường thăm địa phương xây dựng nông thôn mới ở Nam Định. Lúc đó bệnh gút tái phát, tôi không theo kịp, một mình cà nhắc đằng sau. Có một ông nông dân lấy xe máy từ nhà ra nói: “Anh đến đây tôi đèo anh đi. Anh này là giám đốc của nông dân mà”.

Cuộc đời tôi tổng kết có 3 thứ không bao giờ mua được bằng tiền. Thứ nhất là sức khoẻ, thứ hai là tri thức, thứ ba là tình cảm. ThaiBinh Seed có tài sản là tình cảm của người nông dân lớn lắm. Chính vì tình yêu thương đó mà ThaiBinfh Seed dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng sau đó vẫn tiến lên được. Chứ giá trị bằng tiền thì ThaiBinh Seed không phải là lớn, doanh thu 1.000 tỷ thì chưa là gì.

Thành lập Viện nghiên cứu cây trồng trực thuộc ThaiBinh Seed, ông sẽ dẫn dắt tương lai của nó như thế nào với tư cách là một Giám đốc?

Thực ra đây là con đường tất yếu phải đi. Ý tưởng nghiên cứu khoa học ở trình độ cao của tôi không phải bây giờ mới có. Tôi còn nhớ 15 năm trước, một cô sinh viên mới ra trường tự nhiên vào phòng làm việc của tôi để xin việc. Tôi hỏi cô ấy một câu thôi: “Đề tài tốt nghiệp của bạn là gì?” Cô ấy trả lời: “Báo cáo chú, đề tài tốt nghiệp của cháu là về công nghệ sinh học, cụ thể là nuôi cấy mô do GS. NGND Nguyễn Quang Thạch hướng dẫn”.

Tôi bảo: “Thôi được rồi, bây giờ bạn cứ xuống trại mà tôi đã ở đấy 7 năm lội ruộng đi, rồi có một lúc nào đó tôi sẽ sử dụng bạn”. Sau đó, tôi cho bạn ấy đi làm ở tất cả vị trí liên quan đến công tác kỹ thuật: chọn lọc giống siêu nguyên chủng, làm việc ở phòng thử nghiệm quốc gia, sau đó đưa về bộ môn nghiên cứu lúa rồi cử bạn ấy đi học ở nước ngoài. Và bây giờ bạn ấy đã có sản phẩm về công nghệ sinh học để trả cho công ty rồi.

Hiện nay, cô ấy đã trở thành Trưởng Bộ môn Công nghệ sinh học của Viện Nghiên cứu cây trồng. Bộ môn này đã trợ giúp rất đắc lực cho hai bộ môn còn lại là nghiên cứu lúa và nghiên cứu cây trồng khác. Nhờ đó, tới đây ThaiBinh Seed sẽ cho ra đời rất nhiều sản phẩm mới.

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm ThaiBinh Seed đồng hành cùng nông dân, ông muốn gửi gắm thông điệp gì đến những nhân viên của mình cũng như những thế hệ đi trước? Và nếu như có một lời hứa, thì ông sẽ hứa điều gì đối với người nông dân?

Phải khẳng định rằng, cái mà ThaiBinh Seed có được ngày hôm nay là mồ hôi, nước mắt, công sức, trí tuệ của tất cả người lao động trong 50 năm qua. Đó là sự biết ơn Đảng, Nhà nước, lãnh đạo các địa phương đã giúp đỡ ThaiBinh Seed, coi như một đứa con nuôi dưỡng cho đến lúc trưởng thành. Đó còn là sự giúp đỡ, chở che của bà con nông dân cũng như bạn bè, đối tác để ThaiBinh Seed có được như ngày hôm nay.

Nhưng những người đang làm việc ở ThaiBinh Seed phải biết ơn bằng chính hành động tiếp theo để không phụ công sức, trí tuệ, mồ hôi nước mắt của thế hệ người đi trước. Phải tiếp tục thực hiện lời dạy của Bác Hồ khi về thăm Thái Bình ngày 1/1/1967: “Muốn có nhiều lúa gạo thì phải tăng năng suất lúa. Muốn tăng năng suất lúa thì phải chọn lọc, cung cấp giống tốt cho người nông dân”, không bao giờ được quên, phải khắc ghi lời đó.

Vì công ty này sinh ra từ nông dân, lớn lên từ những người nông dân và nhờ nông dân mà phát triển thì không bao giờ được lừa dối nông dân mà phải tự mình vươn lên, đoàn kết trăm người như một, phấn đấu góp công sức xây dựng công ty ngày một phát triển để đồng hành với người nông dân trong thời kỳ mới.

Con người ta ai cũng có một thời kỳ thôi, không ai sống mãi, nhưng còn ngày nào gắn bó với ThaiBinh Seed, thì tôi luôn nói với người lao lao động: “Hãy tôn trọng tất cả những gì thế hệ trước để lại, biết ơn tất cả những người đã giúp đỡ, đào tạo, nâng đỡ mình và thực hiện cho bằng được lời dạy của Bác, luôn luôn đồng hành với người nông dân trong điều kiện mới, tình hình mới và trong vị thế mới”.

Xin cảm ơn và chúc mừng ông vinh dự được đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập ThaiBinh Seed!

Nội dung: Minh PhúcThiết kế: Trọng ToànẢnh: Bá ThắngVideo: Quang Dũng – Phạm Huy – Minh Phúc

Nguồn: nongnghiep.vn

Tiếp tục triển khai có hiệu quả các chương trình quan trọng của cơ quan Liên minh Hợp tác xã Việt Nam

Chiều ngày 5/01, cơ quan Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tổ chức “Hội nghị đánh giá công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Thường trực tháng 12/2021 và triển khai nhiệm vụ tháng 01/2022”. Hội nghị được tổ chức dưới hình thức trực tiếp và trực tuyến. Ông Nguyễn Ngọc Bảo, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam chủ trì Hội nghị.

Ông Nguyễn Ngọc Bảo, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tại Hội nghị

Phát biểu khai mạc Hội nghị, ông Nguyễn Ngọc Bảo, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam thông tin, trong tháng cuối năm 2021, thực hiện Nghị quyết của Ban Chấp hành Liên minh HTX Việt Nam, Thông báo kết luận số 896/TB-LMHTXVN ngày 8/12/2021; Thường trực Liên minh HTX Việt Nam đã tập trung chỉ đạo hệ thống Liên minh HTX Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị toàn quốc Tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 18/3/2002 và Tổng kết 10 năm thi hành Luật HTX năm 2012 trong lĩnh vực phi nông nghiệp; tiếp tục triển khai các hoạt động hỗ trợ thành viên khôi phục sản xuất kinh doanh; các Cụm, khối thi đua của hệ thống triển khai tổng kết công tác năm 2021. Song song với đó là thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ ban hành quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19″.

Bên cạnh việc tổ chức thành công Hội nghị toàn quốc Tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 18/3/2002 và Tổng kết 10 năm thi hành Luật HTX năm 2012 trong lĩnh vực phi nông nghiệp theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến tại 64 điểm cầu trên toàn quốc, công tác chỉ đạo, điều hành của Thường trực Liên minh Hợp tác xã Việt Nam vẫn được duy trì, diễn ra nhanh chóng, hiệu quả. Phối hợp Ủy ban Dân tộc tổ chức thành công Lễ Ký kết Chương trình phối hợp với Ủy ban Dân tộc giai đoạn 2021-2025 và chuyển tiếp giai đoạn 2026-2030; Thực hiện tốt và tham gia các hoạt động về phòng, chống dịch Covid-19; tiếp tục triển khai có hiệu quả Chương trình số 503/CTr-LMHTXVN và các công việc khác theo Công văn số 630/LMHTXVN-CSPT ngày 15/9/2021 về triển khai thực hiện Nghị quyết số 105/NQ-CP ngày 9/9/2021 của Chính phủ…

Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, cơ quan Liên minh Hợp tác xã Việt Nam vẫn tiếp tục duy trì và thực hiện tốt các công tác như tích cực phối hợp với các bộ, ngành cơ quan, tổ chức tham gia xây dựng và thực hiện có hiệu quả chiến lược, kế hoạch, dự án, đề án liên quan đến phát triển KTTT, HTX; Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thông tin gắn với phong trào thi đua đẩy mạnh phát triển KTTT, HTX; Tư vấn hỗ trợ, cung ứng dịch vụ nhất là tiêu thụ sản phẩm cho thành viên. Bên cạnh đó, tiếp tục cơ cấu tổ chức bộ máy, hoàn thiện quy định nội bộ của cơ quan Liên minh HTX Việt Nam; thực hiện Công tác kế hoạch, nghiên cứu khoa học; Hoạt động của Ủy ban kiểm tra và công tác kiểm tra…

Trong tháng 12 vừa qua, với hoạt động của Ủy ban kiểm tra và công tác kiểm tra,cơ quan Liên minh Hợp tác xã Việt Nam đã tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát tại 08 Liên minh HTX tỉnh, thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Bình Định, Phú Yên, Nghệ An, Thanh Hóa, Lào Cai, Yên Bái. Song song với đó tiếp tục hoàn thiện nội dung mẫu phiếu khảo sát đánh giá mức độ hài lòng của HTX đối với cấp uỷ, chính quyền địa phương; Tiếp tục kiểm tra Công ty TNHH Nhà nước MTV Đầu tư, Thương mại và Du lịch Thắng Lợi; Triển khai Kế hoạch số 758/KH-LMHTX ngày 26/10/2021 của Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam về việc thực hiện giám sát, báo cáo Đoàn giám sát Quốc hội việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016 – 2021…

Trong công tác hợp tác quốc tế, cơ quan Liên minh Hợp tác xã Việt Nam đã tổng hợp, hoàn thiện các Biên bản ghi nhớ giữa VCA và Satake Nhật Bản, Thỏa thuận hợp tác giữa Liên minh HTX Việt Nam và Công ty cổ phần Sorimachi Nhật Bản, tiếp tục làm việc với một số tổ chức như làm việc về phương án hợp tác với Satake và đề xuất hợp tác của PGS Trần Đăng Xuân; tiếp và chia tay TGĐ Ngân hàng Nonghuyp Bank tại Hà Nội nhân dịp kết thúc nhiệm kỳ, đại diện Ban Hợp tác quốc tế báo cáo.

Theo đánh giá của ông Phạm Ngọc Toại, Chánh Văn Phòng Liên minh Hợp tác xã Việt Nam trên cơ sở các nhiệm vụ theo các Nghị quyết của Ban Chấp hành, Thường trực Liên minh HTX Việt Nam; Thông báo số 896/TB-LMHTXVN ngày 8/12/2021; tháng 12/2021, Thường trực Liên minh HTX Việt Nam đã chỉ đạo các ban, đơn vị trực thuộc triển khai hoàn thành các công việc quan trọng, trọng điểm trong tháng.

Một số các công việc trọng tâm được Chủ tịch Nguyễn Ngọc Bảo nhấn mạnh tại phần kết luận Hội nghị, cần thực hiện trong thời gian tới như: Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc Tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW và Tổng kết 10 năm thi hành Luật HTX năm 2012, dự kiến trung tuần tháng 01/2022 với các điểm cầu tại trụ sở Văn phòng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương; Chuẩn bị nội dung và điều kiện làm việc với Ban Dân vận Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương; chuẩn bị tổ chức Lễ ký kết chương trình phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương theo các kế hoạch đã được ban hành; Tổ chức Hội nghị Ban Thường vụ lần thứ 4, Ban Chấp hành Liên minh HTX Việt Nam lần thứ 4; chuẩn bị điều kiện tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác Đảng, cơ quan Liên minh HTX Việt Nam vào ngày 21/01/2022; Tiếp tục triển khai có hiệu quả các kế hoạch, chương trình của Ban Chấp hành Liên minh HTX Việt Nam về Điều lệ, Chương trình 503…; hoàn thành bổ sung vốn điều lệ cho Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX và  ban hành các văn bản hướng dẫn triển khai Nghị định số 45/NĐ-CP về Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX…

Nguồn: VCA

HTX góp sức xây dựng nông thôn mới Điện Bàn

Cán đích nông thôn mới (NTM) từ năm 2015, thị xã Điện Bàn (tỉnh Quảng Nam) đang tiếp tục phát huy vai trò kinh tế tập thể, HTX một cách toàn diện trong sản xuất, gắn các vùng nông nghiệp với chế biến sản phẩm, các làng nghề kết nối điểm du lịch, nhất là du lịch trải nghiệm và du lịch sinh thái, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Những năm gần đây, với yêu cầu tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, kinh tế tập thể, HTX tại thị xã Điện Bàn đã có bước phát triển mới về số lượng, hiệu quả, đa dạng các loại hình dịch vụ, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh ở khu vực nông thôn. Đồng thời, thay đổi cách nghĩ, cách làm cho bà con ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, tăng hiệu quả sản xuất.

Những mô hình kinh tế đột phá

Có thể thấy rõ nét nhất từ mô hình liên kết nuôi bò công nghệ cao của HTX chăn nuôi công nghệ cao Gò Nổi (xã Điện Quang, thị xã Điện Bàn) như thổi một luồng sinh khí mới về tương lai phát triển ngành chăn nuôi hiện đại cho bà con nông dân xứ Quảng.

Remini20210818131656898-jpeg-6377-162927
Mô hình chăn nuôi bò công nghệ cao tạo nguồn thu nhập bền vững cho nông dân

Ông Dương Phú Nam ở thôn Triêm Nam (xã Điện Phương, thị xã Điện Bàn), thành viên HTX chia sẻ, cách đây 2 năm, ông “bắt tay” với HTX nuôi 5 con bò 3B của Bỉ và 2 con bò Charolais có nguồn gốc từ Pháp. Ngoài việc được hướng dẫn xây dựng chuồng trại và chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi, HTX còn chịu trách nhiệm cung ứng bò giống cũng như nguồn thức ăn cho các hộ liên kết.

Sau 12 tháng, trọng lượng mỗi con bò 3B đạt từ 600-650kg hơi, ông Nam xuất bán cho HTX với mức giá 80.000-87.000 đồng/kg, trừ chi phí, mỗi con cho lãi ròng 20 triệu đồng, cao gấp 2-3 lần so với trước đây nuôi giống bò Thái Lan hoặc bò cỏ vàng địa phương.

Ông Ngô Trọng Hoàng, Giám đốc HTX chăn nuôi công nghệ cao Gò Nổi cho biết: HTX đầu tư xây dựng trang trại theo phương thức sử dụng đệm lót sinh học với diện tích 2ha tại thôn Bến Đền, quy mô nuôi khoảng 200 con bò ngoại cao sản và liên kết theo chuỗi giá trị với 2.000 hộ dân ở 3 xã thuộc vùng Gò Nổi.

Trang trại nuôi bò của HTX đang là mô hình trình diễn để người dân vùng Gò Nổi và các địa phương khác đến tham quan, học tập quy trình chăn nuôi theo hướng áp dụng công nghệ cao.

Trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, xác định hình thức tổ chức sản xuất là một trong những tiêu chí quan trọng. Vì vậy, thời gian qua, HTX nông nghiệp I Điện Phước (xã Điện Phước, thị xã Điện Bàn) đã phát huy vai trò của mình, làm lợi cho các thành viên từ những dịch vụ nâng cao: cung ứng vật tư nông nghiệp; sản xuất và tiêu thụ lúa giống; thủy nông và điện…

Hiện, HTX đang liên kết với các doanh nghiệp và đơn vị khác, triển khai sản xuất 1.200 – 1.300 tấn lúa giống, doanh thu đạt hơn 10 tỷ đồng, mang về cho các thành viên tham gia chương trình này khoản thu nhập 800 triệu đồng/năm.

Giám đốc HTX nông nghiệp I Điện Phước Nguyễn Mạnh Hùng cho biết: Từ nguồn vốn tích lũy, HTX sẽ trích một phần để chung tay xây dựng NTM thông qua đầu tư cơ sở hạ tầng với 50-60 triệu đồng/năm. Bên cạnh đó, hỗ trợ nguồn lực hoạt động, xây dựng thiết chế văn hóa, góp phần để các ban ngành, đoàn thể và các thôn hoàn thành các tiêu chí NTM.

Nông thôn khoác “áo mới”

Theo ông Nguyễn Minh Hiếu, Phó Chủ tịch UBND thị xã Điện Bàn cho biết, huyện xác định cán đích NTM chỉ là bước khởi đầu cho quá trình xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

Remini20210817171334253-jpeg-8702-162920
Mô hình trồng măng tây xanh an toàn ở Điện Dương, Điện Ngọc, Điện Nam Trung mang lại thu nhập cao cho bà con sẽ được nhân rộng

Ngay sau khi về đích NTM vào năm 2015, thị xã Điện Bàn đã lên kế hoạch giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí bằng các chương trình, đề án được triển khai đồng bộ, quyết liệt góp phần hoàn thiện kết cấu hạ tầng nông thôn, nhất là giao thông nội đồng, kênh mương… tạo điều kiện thuận lợi cho vận chuyển nông sản, đưa cơ giới hóa, ứng dụng tiến bộ vào sản xuất.

Theo ông Hiếu, trên địa bàn thị xã Điện Bàn hiện có 15 HTX thực hiện liên kết sản xuất lúa giống với diện tích trên 720 ha/năm, hằng năm đưa ra thị trường 5.000 tấn lúa giống.

Đặc biệt, thị xã đã hình thành các vùng chuyên canh, kêu gọi doanh nghiệp đầu tư kết hợp sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp kết hợp với du lịch như: khu du lịch Bến Đường xã Điện Quang; du lịch cộng đồng Triêm Tây xã Điện Phương…

Chỉ sau 6 năm, bộ mặt nông thôn các xã đã có nhiều khởi sắc và chuyển biến theo chiều hướng văn minh, cảnh quan nông thôn ngày càng khang trang, xanh, sạch, đẹp; đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn ngày càng tăng lên.

Đáng chú ý, thu nhập bình quân đầu người ở 13 xã NTM nay đã đạt 42,39 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,56%; tỷ lệ lao động được đào tạo đạt 78%… đặt nền tảng cho sự phát triển bền vững trong xây dựng NTM nâng cao và NTM kiểu mẫu những năm tiếp theo.

Ông Nguyễn Đức Chơi, Trưởng phòng Kinh tế thị xã Điện Bàn cho biết: Những kết quả nổi bật trong xây dựng NTM thị xã Điện Bàn là nhờ nhận thức của cán bộ và nhân dân không ngừng nâng cao, bà con tự nguyện đóng góp tiền của, công sức trong xây dựng như hiến đất mở đường giao thông nông thôn, chỉnh trang vườn nhà, di dời chuồng trại chăn nuôi, cải tạo vườn tạp, phát triển sản xuất, trồng cây xanh, tham gia thu gom rác thải, vệ sinh môi trường.

Hiện nay, thị xã Điện Bàn đã xây dựng thành công 54 khu dân cư kiểu mẫu, phấn đấu đến năm 2023, 3 xã gồm Điện Quang, Điện Trung, Điện Phong đạt chuẩn NTM nâng cao và NTM kiểu mẫu.

Trong giai đoạn 2021-2025, trước tình hình khó khăn, thiệt hại do dịch bệnh Covid-19 tác động đến phát triển kinh tế – xã hội của cả nước và địa phương, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thị xã Điện Bàn tiếp tục tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tổ chức lại sản xuất theo nhu cầu thị trường, thúc đẩy các hình thức hợp tác, liên kết gắn với xây dựng vùng chuyên canh, vùng nguyên liệu, vùng sản xuất theo mô hình cánh đồng lớn ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học.

Tô Thương

Nguồn: Vnbusiness.vn

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để ‘trụ đỡ’ đất nước thụt lùi trong năm 2022

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi kết luận Hội nghị Tổng kết Ngành Nông nghiệp năm 2021, và cho rằng ngành nông nghiệp cần đặt mục tiêu cao hơn nữa trong năm 2022.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới dự và chỉ đạo Hội nghị Tổng kết Ngành Nông nghiệp năm 2021 và Triển khai Kế hoạch năm 2022.

Ngày 29/12, Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị Tổng kết Ngành Nông nghiệp năm 2021 và Triển khai Kế hoạch năm 2022. Hội nghị được tổ chức bằng hình thức trực tiếp tại điểm cầu chính Hà Nội và trực tuyến tới nhiều đơn vị trực thuộc Bộ NN-PTNT. Thủ tướng Phạm Minh Chính tới dự và chỉ đạo Hội nghị.

Nội dung dự kiến của hội nghị sáng 29/12 xoay quanh tình hình thực hiện nhiệm vụ của ngành, một số nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách trong thời gian tới và giải quyết các kiến nghị, đề xuất của ngành trong thời gian tới.

Năm 2021, ngành nông nghiệp đạt nhiều thành tựu quan trọng. Nổi bật là: giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt khoảng 48,6 tỷ USD, vượt xa mục tiêu 42 tỷ USD mà Chính phủ đưa ra; tổng sản lượng lương thực đạt gần 44 triệu tấn.

Hình ảnh các đầu cầu tham gia hội nghị.

Giá trị gia tăng toàn ngành nông nghiệp năm 2021 ước tăng khoảng 2,85 – 2,9%, trong đó nông nghiệp tăng trên 3,18%, lâm nghiệp tăng trên 3,85%, thủy sản tăng trên 1,85%; tỷ lệ che phủ rừng 42,02%; tỷ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới 68,2%.

Trong giai đoạn tới, định hướng ngành nông nghiệp có nhiều điều mới, chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, tích hợp đa giá trị và phát triển xanh.

Không để ‘trụ đỡ’ đất nước thụt lùi trong năm 2022

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu kết luận hội nghị.

Đồng ý với những báo cáo, đánh giá của các bộ ngành, địa phương và các hiệp hội ngành hàng tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhận định, trong điều kiện một năm 2021 nhiều khó khăn, với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, cùng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự ủng hộ cả các doanh nghiệp, người dân, Việt Nam vẫn đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, chính sách tiền tệ…

“Những điểm sáng kinh tế đã được thể hiện qua các số liệu. Với mức tăng trưởng dương, vượt 6,6 tỷ USD so với kế hoạch, thu đủ chi, xuất đủ nhập, trong một năm khó khăn, ngành nông nghiệp tiếp tục là trụ đỡ và có đóng góp quan trọng cho nền kinh tế”, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận định.

Theo đó, Thủ tướng cho rằng với phương châm “Nông dân là trung tâm, nông thôn là nền tảng, nông nghiệp là động lực”, những chuyển biến, vai trò, nhận thức về tầm quan trọng của nông nghiệp đã được nâng cao. Người nông dân Việt Nam đã biết làm giàu từ bàn tay, khối óc, qua đó nâng cao đời sống vật chất và tinh thần.

Tại Hội nghị, Thủ tướng đã nêu ra những tồn tại, hạn chế của ngành nông nghiệp trong thời gian qua. Đó là ngành nông nghiệp vẫn chưa được phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế vốn có. Ngành nông nghiệp chưa thực sự chủ động phát triển theo định hướng, vẫn còn thụ động, phụ thuộc thị trường, thời tiết và nhiều yếu tố khác. Công tác dự báo thị trường, biến đổi khí hậu… còn hạn chế, chưa chủ động.

Ngành nông nghiệp phát triển chưa bền vững, ứng dụng khoa học công nghệ hay chuyển đổi số chưa đi vào chiều sâu; chưa chủ động thích ứng linh hoạt với diễn biến mới, tình hình mới. Đặc biệt chưa coi trọng phát triển đi kèm khắc phục biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí metan. Công nghệ sau thu hoạch chưa thực sự được chú trọng. Thị trường xuất khẩu chưa đa dạng, còn phụ thuộc một số thị trường. Một số sản phẩm chưa xây dựng được thương hiệu mang tính quốc tế. Việc chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc còn khó khăn, xuất khẩu còn mất cân đối.

Từ những tồn tại, hạn chế đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị ngành nông nghiệp “mổ xẻ”, đánh giá kĩ lưỡng nguyên nhân để khắc phục trong năm 2022 và những năm tiếp theo.

“Cái gì thuộc thẩm quyền Chính phủ thì Chính phủ phải làm, cái gì thuộc thẩm quyền Bộ NN-PTNT thì cần nhìn thẳng sự thật, không né tránh và phải giải quyết rốt ráo”, người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh.

Theo Thủ tướng, năm 2022 được dự báo vừa có thuận lợi, thời cơ, vừa có khó khăn, thách thức. Năm 2022 được cho rằng có nhiều khó khăn hơn năm 2021. Do đó ngành nông nghiệp cần nỗ lực, sáng tạo đổi mới và tập trung chọn vấn đề, cân đối nguồn lực, thời gian để tổ chức, thực hiện một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp cần đổi mới tư duy mạnh mẽ hơn, nâng cao tầm dự báo chiến lược một cách kịp thời để tổ chức thực hiện thiết thực hiệu quả, mang lại giá trị gia tăng cao hơn.

“Muốn thực hiện được như vậy, ngành nông nghiệp cần đặt mục tiêu cao hơn, tăng trưởng cao hơn, xuất khẩu cao hơn. Đã có nền tảng thì cần kế thừa, cần quyết tâm đặt ra xuất khẩu năm 2022 trên 50 tỷ USD. Trụ đỡ mà thụt lùi thì đất nước thụt lùi”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định: “Nâng cao đời sống tinh thần vật chất cho người nông dân là mục tiêu cao nhất của Đảng, Nhà nước…”

Ngoài ra, Thủ tướng đề nghị ngành nông nghiệp bám sát tình tình thực thế để cụ thể hóa những đường lối, chính sách, chủ trương về nông nghiệp, sau đó xác định trọng tâm trọng điểm cụ thể và có lộ trình thực hiện. Ngành nông nghiệp cũng cần đa dạng hóa thị trường, xây dựng thương hiệu, thúc đẩy cạnh tranh sản phẩm bằng cách đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm quốc gia, sản phẩm vùng, không nên chỉ phụ thuộc vào 1 – 2 thị trường nhất định.

Thủ tướng cũng cho rằng cần nâng cao năng lực chế biến vì muốn sản xuất lớn rất cần quy hoạch vùng nguyên liệu, quy hoạch sản phẩm, ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ về thị trường, vốn cho người nông dân. Đó là chuỗi công việc để xây dựng thương hiệu sản phẩm.

Thủ tướng đề nghị đẩy mạnh sản xuất sản phẩm nông sản xuất khẩu chính ngạch có giá trị cao, đạt an toàn vệ sinh thực phẩm, có truy xuất nguồn gốc, chỉ dẫn địa lý. Theo đó, ngành nông nghiệp cần có lộ trình giải quyết những vấn đề này.

“Một mặt sản xuất xuất khẩu nông sản chính ngạch, một mặt cần phải cải thiện quan hệ thương mại với các thị trường quốc tế. Vấn đề là phải có sản phẩm nông sản đủ tiêu chuẩn xuất khẩu”, Thủ tướng nhận định.

Về vấn đề phát triển kinh tế biển, Thủ tướng yêu cầu định hướng phát triển kinh tế biển bền vững, sớm gỡ “thẻ vàng” của EC, bảo vệ lợi ích hợp pháp của Việt Nam trên biển. Thủ tướng cho rằng tái cơ cấu ngành nông nghiệp cần gắn với dự báo thị trường cũng như tình hình liên quan để phát triển, xây dựng chiến lược, nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển kinh tế tuần hoàn, giảm phát thải metan theo cam kết của COP26, trong đó tập trung vào các lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt, trồng rừng Ngành nông nghiệp cần phát triển kinh tế vùng, phát triển chuỗi sản phẩm, liên kết quốc tế; đầu tư công nghệ, thu hút, đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư trong nông nghiệp.

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định: “Nâng cao đời sống tinh thần vật chất cho người nông dân là mục tiêu cao nhất của Đảng, Nhà nước, nhất là khu vực vùng sâu vùng xa, hải đảo và các đối tượng yếu thế. Theo đó, các đơn vị cần triển khai nhanh việc phân bổ nguồn vốn để thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM”.

Thủ tướng cũng yêu cầu cần phát triển văn hóa, cơ sở hạ tầng nông thôn, phát huy bản sắc văn hóa vùng miền nông thôn, đồng thời phát triển du lịch nông thôn. Cùng với đó đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao thu nhập, đảm bảo thị trường lao động khu vực nông thôn.

 

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan tiếp nhận những chỉ đạo của Thủ tướng, và cam kết đưa vào những chủ trương, hành động trong thời gian tới của ngành nông nghiệp.

Thay mặt cán bộ, công nhân, viên chức của ngành Nông nghiệp trên toàn quốc, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan tiếp nhận những chỉ đạo của Thủ tướng, và cam kết đưa vào những chủ trương, hành động trong thời gian tới của ngành nông nghiệp.

Trên quan điểm lấy người dân làm trung tâm, nâng cao cuộc sống của người dân cả về kinh tế lẫn đời sống tinh thần, Bộ trưởng Lê Minh Hoan hứa sẽ tiếp tục phát huy những thành tích đã đạt được trong năm 2021. Trong đó, tăng hàm lượng công nghệ, đẩy mạnh chuyển đổi số, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, chuyển đổi từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp… sẽ là những định hướng chính của ngành nông nghiệp.

“Chúng ta có thể khẳng định rằng, ngành nông nghiệp đã phát huy được giá trị, đặc biệt trong hoàn cảnh xã hội bị ảnh hưởng bởi những biến cố như dịch bệnh, biến đổi khí hậu”, Bộ trưởng nói.

Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, thành tích của ngành nông nghiệp trong năm 2021, đến từ sự đồng hành của toàn xã hội, của sự chỉ đạo kịp thời, sáng suốt của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Nhà nước.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: “Thành tích của ngành nông nghiệp trong năm 2021 đến từ sự đồng hành của toàn xã hội, của sự chỉ đạo kịp thời, sáng suốt của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Nhà nước…”

Dù đạt được một số thành tích như xuất khẩu đạt 48,6 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng ngành 2,8%, nhưng Bộ trưởng Lê Minh Hoan cũng xác định rằng, ngành Nông nghiệp vẫn gặp nhiều vấn đề. Có những thách thức chung, đến từ thế giới, được Bộ trưởng gói trong 4 từ: Biến động – Bất định – Phức tạp – Mơ hồ. Có những thách riêng của ngành, như thẻ vàng IUU, sản xuất nhỏ lẻ, manh mún…

“Chiến lược phát triển nông nghiệp bền vững, hướng đến một nền nông nghiệp trách nhiệm, xây dựng mô hình nông nghiệp kinh tế tuần hoàn, nông nghiệp xanh sẽ được Bộ NN-PTNT tập trung trí tuệ nghiên cứu. Để hoàn thành nhiệm vụ này, ngành nông nghiệp rất cần sự đồng hành của cả hệ thống chính trị, các Bộ, ban, ngành liên quan”, lãnh đạo Bộ NN-PTNT nhấn mạnh.

Qua Hội nghị sáng 29/12, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cảm ơn những gợi mở của Thủ tướng Phạm Minh Chính, và cho biết sẽ tham mưu những chính sách phù hợp với điều kiện thực tế sản xuất của Việt Nam.

10h45

2022 sẽ là năm hành động với ngành Nông nghiệp

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Thông tin & Truyền thông chia vui với ngành Nông nghiệp.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Thông tin & Truyền thông chia vui với ngành Nông nghiệp, khi “mặc dù Covid cả năm liên tục, ngành vẫn có mức tăng trưởng trung bình gần 3%, cao hơn GDP cả nước. Điều rất vui là phần phát biểu của các địa phương đều nhắc đến chuyển đổi số như là giải pháp trọng tâm trong thời gian tới”.

Ông Hùng nhắc tới các sàn thương mại điện tử, cụ thể là PostMart và Vỏ Sò – 2 sàn thương mại điện tử lớn nhất, phục vụ cho ngành nông nghiệp, giúp các hộ nông dân xây dựng thương hiệu như một doanh nghiệp, cung cấp thông tin đến từng cây, từng con.

Điều lợi thứ 3 là phi vật chất hóa, số hóa đất đai, cây trồng, môi trường… đến cả mô phỏng, phân tích, nhanh, không hao phí vật chất. Sau khi tối ưu trên thế giới ảo sẽ quay lại phục vụ thế giới thực.

Người đứng đầu ngành Thông tin & Truyền thông khẳng định năm 2022 sẽ là năm hành động với ngành Nông nghiệp. Cụ thể là trong 34 nền tảng số quốc gia vừa được Thủ tướng giao để làm hạ tầng phát triển Chính phủ số, Kinh tế số, Xã hội số, thì có đến 9 nền tảng dành cho ngành nông nghiệp như: dữ liệu số, truy xuất nguồn gốc nông sản, sàn thương mại điện tử, tối ưu hóa chuỗi cung ứng… Nền tảng được hiểu là một phần mềm nhưng phục vụ cho toàn quốc, đến từng tỉnh, từng xã.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đề nghị Bộ NN-PTNT thành lập Ban chỉ đạo chuyển đổi số ngành nông nghiệp với Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan là Trưởng ban, nâng cấp Trung tâm Chuyển đổi số thành cấp Cục.

Đồng thời, đề nghị Bộ NN-PTNT chọn một số doanh nghiệp công nghệ lớn làm đối tác, triển khai sớm trong nửa đầu năm 2022. “Chuyển đổi số góp phần thành lập giải bài toán thiên niên kỷ của nhân loại, cũng là giải một số bài toán của ngành nông nghiệp. Một trong những giải pháp là thành lập tổ công nghệ cộng đồng đến mức xã, thôn, lấy thanh niên làm nòng cốt”, ông Hùng nói.

10h30

Khẳng định thương hiệu nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế

Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên phát biểu tại hội nghị.

Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên đánh giá ngành nông nghiệp đã hoàn thành nhiệm vụ được Chính phủ giao, đạt kim ngạch xuất khẩu 48,6 tỷ USD, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước.

“Nhiều quốc gia để xảy ra lộn xộn trong thời gian dịch bệnh, song ngành nông nghiệp đã làm rất tốt, ổn định kinh tế, góp phần vào tăng trưởng dương của cả nước”, ông chia sẻ.

Tuy nhiên, dù có giá trị xuất khẩu lớn, nhưng ngành nông nghiệp chưa đáp ứng được những yêu cầu của thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản, theo Bộ trưởng Diên.

Theo lý giải của ông, nguyên nhân nằm ở việc sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún, hàm lượng công nghệ thấp. Bên cạnh đó, các khâu sản xuất, chế biến, tiêu thụ, lưu thông chưa có sự gắn kết chặt chẽ, khiến nguy cơ đứt gãy dễ xảy ra.

Theo lãnh đạo ngành Công thương, để có giải pháp căn cơ bền vững, ngành nông nghiệp cần phối hợp, nâng cao quản lý chất lượng để đẩy mạnh xuất khẩu nông sản, nhất là đưa chính ngạch vào thị trường Trung Quốc. Bộ trưởng Diên cũng gợi ý, rằng ngành nông nghiệp cần xác định rõ thị trường xuất khẩu, trước khi tiếp cận, mở cửa thị trường, từ đó đưa ra những tiêu chuẩn, quy chuẩn phù hợp trong sản xuất.

Nhằm hướng tới việc “khẳng định thương hiệu nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế”, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị Bộ NN-PTNT tăng cường phối hợp với các Bộ, ban, ngành liên quan, đồng thời đẩy mạnh việc tích hợp đa giá trị, chuyển đổi số, và xây dựng những chuỗi liên kết bền vững.

Về phía Chính phủ, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên kiến nghị Thủ tướng xem xét, tạo điều kiện thuận lợi cho Bộ NN-PTNT trong vấn đề quản lý đất đai. Ngoài ra, ông kiến nghị Thủ tướng trao thêm quyền điều phối cho Bộ NN-PTNT trong những vấn đề liên quan tới sản xuất, chế biến, xuất khẩu nông sản.

10h20

Quy hoạch ngành tôm ‘thuận thiên’, bền vững

Dây chuyền chế biến sản phẩm tôm xuất khẩu tại nhà máy của Tập đoàn thủy sản Minh Phú tỉnh Cà Mau. Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN.

Ông Lê Văn Quang, Tổng Giám đốc Tập đoàn Thủy sản Minh Phú, chia sẻ rằng trong năm 2021 Minh Phú đã xuất khẩu được hơn 53.000 tấn tôm, kim ngạch đạt trên 657 triệu USD, giảm 1,81% về lượng nhưng tăng 11,3% về giá trị.

Ngành tôm trong 20 năm qua đạt được nhiều kết quả nổi bật, nhưng vì phát triển nhanh nên đã để lại nhiều hậu quả nặng nề về môi trường – xã hội, khiến vùng nước ĐBSCL bị nhiễm bệnh tôm trầm trọng. Điều này làm giá thành gia tăng, giảm tính cạnh tranh. Với tình hình hiện tại, nếu Việt Nam không có giải pháp hữu hiệu, chỉ trong 5-10 năm nữa ngành tôm sẽ mất lợi thế cạnh tranh và dần đi xuống.

Ông Lê Văn Quang nhận định rằng cần quy hoạch lại chuỗi giá trị ngành tôm theo hướng thuận thiên, bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu theo hướng kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, dựa trên nền tảng số, liên kết chuỗi giá trị để đảm bảo lợi nhuận cho mọi đối tác tham gia cũng như sinh kế của người dân.

Ông Lê Văn Quang đưa ra một số đề xuất: quy hoạch và đầu tư phát triển nguồn giống tôm nước lợ chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn của UAE đối với tôm thương phẩm; quy hoạch và phát triển chuỗi giá trị ngành tôm ĐBSCL; quy hoạch nuôi tôm rừng ngập mặn kết hợp nuôi trồng thủy sản dưới tán rừng, gắn với bảo vệ môi trường rừng sinh thái, tạo sản phẩm chất lượng cao, nâng cao thu nhập cho người dân; quy hoạch một số vùng có lợi thế về nguồn nước thành các vùng nuôi tôm siêu thâm canh công nghệ cao; quy hoạch các vùng quảng canh và quảng canh cải tiến an toàn sinh học, nuôi hữu cơ; quy hoạch tôm – lúa tạo ra vành đai an toàn sinh học; … đặc biệt ưu tiên quy hoạch và đầu tư công trình cấp nước, thoát nước, tích hợp quy hoạch phát triển kinh tế toàn vùng, kết nối giao thông toàn vùng.

10h10

Thế giới sẵn sàng đặt hàng số lượng lớn nếu chúng ta có những vùng nguyên liệu đạt chuẩn

Phát biểu tại Hội nghị, ông Đinh Cao Khuê (ảnh), Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thực phẩm Xuất khẩu Đồng Giao (Doveco), nhận định năm 2021, không chỉ ngành nông nghiệp của Việt Nam mà các nước trên thế giới cũng gặp nhiều khó khăn.

“Tuy nhiên, với sự chỉ đạo, biện pháp kịp thời của Chính phủ, công tác sản xuất, chế biến và xuất khẩu của ngành hàng rau quả vẫn duy trì ổn định và không bị đứt gãy. Kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam trong năm 2021 sang các thị trường quan trọng trên thế giới như Hoa Kỳ, Nhật Bản, châu Âu… đều tăng trưởng”, ông Đinh Cao Khuê chia sẻ.

Theo đó, để ngành chế biến rau quả có thể thích ứng, linh hoạt với dịch Covid-19 trong thời gian tới, ông Khuê cho rằng các đơn vị, doanh nghiệp chế biến cần tạo sự liên kết chặt chẽ với các HTX nông nghiệp. Các HTX sẽ giữ vai trò sản xuất và cung cấp nguyên liệu số lượng lớn đảm bảo nguồn cung cho doanh nghiệp xuất khẩu.

“Dư địa xuất khẩu rau quả của Việt Nam còn nhiều. Hiện nay, nhiều khách hàng tại thị trường châu Âu, Nhật Bản, Israeal sẵn sàng đặt hàng số lượng lớn nếu chúng ta có những vùng nguyên liệu đạt tiêu chuẩn GlobalGAP”, ông Đinh Cao Khuê cho biết.

Ngoài ra, đại diện Doveco cho rằng, với điều kiện đất đai thổ nhưỡng thuận lợi, Việt Nam có nhiều vùng có thể trồng nhiều loại cây rau quả ông đới phục vụ cho thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản như Tây Bắc, Tây Nguyên.

Theo đó, để đảm bảo chất lượng, nâng cao giá trị, kết hợp việc xuất khẩu rau quả tươi và sản phẩm chế biến, ông Đinh Cao Khuê đề nghị Bộ NN-PTNT và Bộ Công thương tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chế biến sâu nhiều loại, đa dạng sản phẩm chế biến trong thời gian tới.

che bien
Các doanh nghiệp chế biến cần liên kết chặt chẽ với các HTX nông nghiệp (Ảnh minh họa).

“Dịch Covid-19 đã tác động mạnh đến khâu logistics của Việt Nam. Vì vậy, Bộ NN-PTNT cũng như Bộ Công thương cần tổ chức công tác thông tin về thị trường một cách kịp thời, nhanh nhạy, giảm rủi ro cho các doanh nghiệp”, ông Khuê đề xuất.

Bên cạnh đó, Chủ tịch HĐQT Doveco cũng kiến nghị các ngân hàng tạo điều kiện hỗ trợ cho các doanh nghiệp đầu tư vào doanh nghiệp, kéo dài thời gian vay từ 8 – 10 năm để các doanh nghiệp có thời gian trồng, chế biến, xuất khẩu nông sản.

10h00

Ngành gỗ nêu 4 kiến nghị để phát huy hơn nữa giá trị gia tăng

Ông Cao Chí Công (ảnh), Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho biết, có những tháng trong Quý III/2021, kim ngạch xuất khẩu gỗ sụt giảm nghiêm trọng. Tuy nhiên, với sự vào cuộc quyết liệt của Chính phủ, Bộ NN-PTNT, ngành gỗ tăng trưởng mạnh trong Quý IV, đạt kim ngạch 15,87 tỷ USD trong năm 2021.

Theo ông Công, ngành gỗ hiện gặp 3 khó khăn chính. Một, là giá cước vận chuyển tăng cao, đặc biệt là vấn đề thiếu container rỗng. Hai, là chi phí nguyên liệu đầu vào, chi phí phòng chống dịch bệnh, đảm bảo “3 tại chỗ” khiến chi phí sản xuất tăng trung bình 15-20%. Ba, là tình trạng thiếu lao động ở các trung tâm chế biến do công nhân về quê, hoặc chuyển ngành nghề.

Nhằm phát huy hơn nữa giá trị gia tăng của ngành gỗ, ông Công kiến nghị 4 vấn đề. Thứ nhất, Chính phủ, Bộ Y tế tạo điều kiện cho ngành gỗ được tiêm vacxin Covid-19, vật tư y tế với chi phí hợp lý và sớm nhất. Thứ hai, UBND tỉnh, thành phố chỉ đạo các Sở, ban, ngành liên quan kiểm tra, kiểm soát vấn đề nhập khẩu gỗ vào Việt Nam, tránh tình trạng nhập khẩu trái phép.

Thứ ba, Bộ Công thương, Bộ Giao thông vận tải có chính sách hỗ trợ việc vận chuyển, hàng hóa. Thứ tư, Bộ Ngoại giao chú trọng vào thị trường Mỹ, EU, Anh để thông tin kịp thời thông tin, chính sách, cảnh báo rủi ro cho các doanh nghiệp trong nước.

Ngành gỗ đạt kim ngạch 15,87 tỷ USD trong năm 2021. Ảnh minh họa: VGP.

9h20

Đồng Tháp duy trì chuỗi cung ứng, phát triển nông nghiệp tuần hoàn

Pham_Thien_Nghia_-_1_copy

Theo ông Phạm Thiện Nghĩa (ảnh), Phó Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, tỉnh là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19 trong năm 2021, tuy nhiên vẫn tích cực duy trì chuỗi cung ứng lương thực. Các ngành hàng như gạo, trái cây, chăn nuôi, thủy sản tiếp tục duy trì được thế mạnh vùng, được tỉnh chủ trương thay đổi phát triển theo chuỗi, đạt kết quả tốt.

Năm vừa qua, Đồng Tháp duy trì xuất khẩu nông sản đạt 1,1 tỷ USD, tăng trưởng đạt hơn 3%. Tỉnh cũng phát triển các mô hình nông nghiệp gắn với nông nghiệp xanh, nông nghiệp tuần hoàn, ứng phó biến đổi khí hậu, ứng dụng và nhân rộng ra các địa phương, tạo sự lan tỏa giữa các HTX và Hội quán.

Đến nay, Đồng Tháp đạt 97/115 xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới (NTM), 3 thành phố và 1 huyện hiện đang nhận hồ sơ, 3 huyện phấn đấu năm 2024 hoàn thiện hồ sơ chứng nhận. Thời gian qua, tỉnh đã tích cực phát triển các sản phẩm OCOP, đạt 300 sản phẩm, trong đó năm nay đã có thêm 104 sản phẩm được công nhận.

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và dịch bệnh diễn biến phức tạp, thu nhập của người dân tỉnh Đồng Tháp còn thiếu bền vững. Tỉnh đề nghị Bộ NN-PTNT nghiên cứu tham mưu cơ chế đầu tư nông nghiệp hữu cơ và kinh tế tuần hoàn; ưu tiên phát triển năng lượng sạch cho tỉnh và địa phương để giảm diện tích đất sản xuất sử dụng hóa chất; có chính sách cụ thể cho ng trồng lúa đảm bảo an ninh lương thực, phân bổ chi tiêu phải dựa trên sản lượng lúa hằng năm; sớm ban hành khung pháp lý xử phạt mạo danh mã vùng, đảm bảo quyền lợi cho các bên về truy xuất nguồn gốc.

Với Bộ Quy hoạch Đầu tư, tỉnh kiến nghị Bộ chỉ đạo Tổng cục Thống kê thống nhất tính toán thống kê giữa ngành nông nghiệp và các thống kê địa phương, bổ sung thu nhập doanh nghiệp, làm cơ sở nghiên cứu kinh tế nông nghiệp địa phương; mong Bộ quan tâm hơn về vấn đề tập trung bảo quản và logistics.

9h10

Đồng Nai huy động mọi nguồn lực xây dựng NTM

ntm-dong-nai

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Văn Phi, từ năm 2010, tỉnh Đồng Nai bắt đầu xây dựng NTM, đến năm 2019 đã hoàn thành và tiếp tục triển khai chương trình xây dựng NTM nâng cao, đặt mục tiêu đến năm 2025, 100% xã sẽ đạt NTM nâng cao.

“Cùng nỗ lực để huy động mọi nguồn lực phát triển, xây dựng NTM, tính đến năm 2021, tỉnh Đồng Nai đã có 61/120 xã đạt chuẩn NTM nâng cao. Thu nhập bình quân của người nông dân đạt 61 triệu đồng/năm. Tỉ lệ hộ nghèo giảm còn 0,09%”, ông Võ Văn Phi thông tin.

Bên cạnh đó, Đồng Nai đã xác định phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng tập trung cây trồng, vật nuôi chủ lực với năng lực cạnh tranh thị trường cao.

Tại Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai kiến nghị Chính phủ sớm có biện pháp tháo gỡ khó khăn trong xuất khẩu nông sản. Đồng thời kiến nghị Bộ NN-PTNT phối hợp Bộ TN-MT tháo gỡ vướng mắc trong quản lý đất nông lâm trường.

9h00

Bình Định: Chuyển từ 3 vụ lúa bấp bênh sang 2 vụ ăn chắc

Bình Định tập trung vào chính sách hỗ trợ từ 3 vụ lúa bấp bênh sang 2 vụ ăn chắc (Ảnh minh họa).

“Bình Định đang phải đối mặt bệnh viêm da nổi cục ở trâu bò. Cuối tháng 11, tỉnh hứng chịu mưa lũ lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, với vai trò bệ đỡ của ngành nông nghiệp, Bình Định trong năm 2021 cơ bản hoàn thành chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội. Trong 19 chỉ tiêu, có 15 chỉ tiêu đạt và vượt. Thu ngân sách hơn 3.000 tỷ đồng, vượt 2.000 tỷ đồng so với chỉ tiêu đặt ra”, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Nguyễn Phi Long cho biết.

Lãnh đạo tỉnh Bình Định cho biết ngành nông nghiệp tỉnh đạt tăng trưởng 2,9%, các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi đều tăng trưởng dương. Bình Định tiếp tục tái cơ cấu ngành nông nghiệp với phương châm phát triển nông nghiệp công nghệ cao gắn với xây dựng nông thôn mới.

Cụ thể, trong lĩnh vực trồng trọt, Bình Định tập trung vào cây trồng có thế mạnh như lúa, lạc, các loại rau. Đầu tư hạ tầng, nâng cấp hồ chứa, kênh mương thủy lợi. Tỉnh cũng tập trung vào chính sách hỗ trợ từ 3 vụ lúa bấp bênh sang 2 vụ ăn chắc.

“Với đặc thù thường xuyên có mưa bão, thiên tai, Bình Định thấy rằng hướng đi chuyển từ 3 vụ lúa bấp bênh sang 2 vụ ăn chắc là rất đúng đắn, tăng giá trị sản xuất”, ông Long nói.

Người đứng đầu chính quyền tỉnh Bình Định cho biết hiện địa phương có 266 cánh đồng mẫu lớn về cây lúa. Tỉnh cũng cùng nông dân tổ chức liên kết sản xuất giống lúa, rau đạt chuẩn VietGAP.

Điểm sáng trong lĩnh vực chăn nuôi của Bình Định thời gian qua là phát triển đàn bò có 300.000 con, trong đó 89% bò lai, cung cấp giống cho cả nước. Thương hiệu Bò Việt chất lượng cao của Bình Định được Cục Sở hữu Trí tuệ, Bộ KHCN công nhận. Ngoài ra, địa phương duyên hải Nam Trung bộ này còn có 13 doanh nghiệp sở hữu lợn giống ông bà cụ kỵ có chất lượng, cung cấp cho cả nước. Xuất khẩu gia cầm đạt 100 triệu con.

Về trồng rừng, chế biến gỗ, Bình Định hiện là trung tâm lớn sau Đồng Nai, Bình Dương. Xuất khẩu gỗ đạt 800 triệu USD, tỉnh đang có đề án phát triển 6.000ha trồng rừng gỗ lớn. Cuối 2025, Bình Định phấn đấu có 10.000ha cây gỗ lớn.

Trong lĩnh vực thủy hải sản, Bình Định có lượng tàu chỉ sau Kiên Giang, Quảng Ngãi với 6.200 tàu, hơn 3.000 tàu đánh bắt xa bờ. Nổi bật về sản lượng có hơn 3.000 tấn cá ngừ đại dương. Ngư dân Bình Định còn kết hợp với doanh nghiệp Nhật Bản về đánh bắt, chế biến cá ngừ đại dương xuất khẩu. Ông Nguyễn Phi Long kiến nghị Bộ NN-PTNT có chính sách hỗ trợ với các hộ chăn nuôi có trâu bò bị bệnh viêm da nổi cục.

“Chính sách hỗ trợ cho hộ chăn nuôi có trâu bò chết đã có, song các hộ khác cũng bị thiệt hại. Do đó, tỉnh rất mong Bộ NN-PTNT sớm tham mưu Chính phủ để hỗ trợ cho nông dân. Trong năm 2021, tỉnh có 22.000 con trâu bò bị bệnh viêm da nổi cục, trong đó có 3.000 trâu bò bị chết”.

Ngoài ra, tỉnh Bình Định còn kiến nghị có chính sách hỗ trợ đầu tư trồng rừng gỗ lớn do đặc thù mưa bão nhiều, nhà đầu tư e ngại.

Đối với thế mạnh đánh bắt thủy sản, tỉnh đề nghị Bộ NN-PTNT xem xét quy hoạch, nâng cấp cảng cá Tam Quan lên loại 1, giúp truy xuất nguồn gốc, phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Liên quan tới bão lũ, tỉnh cũng đề nghị Bộ NN-PTNT xem xét thêm việc nâng cấp các hồ chứa. Bão lũ lớn nên vấn đề cắt lũ cho hạ du rất quan trọng. Theo đó, tỉnh kiến nghị nâng cấp hồ Định Bình lên thêm 40 triệu m3, từ đó đảm bảo nước tưới và cắt lũ, tránh ngập úng cho hạ du.

8h45

Nghệ An vẫn đảm bảo tăng trưởng đặc biệt trong ngành nông nghiệp

Sản xuất rau sạch công nghệ cao tại xã Quỳnh Liên – thị xã Hoàng Mai.

UBND tỉnh Nghệ An, ông Hoàng Nghĩa Hiếu cho biết, thời gian qua dù chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nhưng Nghệ An vẫn đảm bảo tăng trưởng đặc biệt trong ngành nông nghiệp, đạt hơn 5,8% so với năm 2020.

Tỉnh đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng để phù hợp với tiềm năng vùng, tích cực và quyết liệt kìm tỏa sự lây lan dịch bệnh từ tỉnh đến cơ sở. Từ chăn nuôi nhỏ lẻ, tỉnh chuyển sang tập trung quy mô lớn, chủ động kiểm soát dịch bệnh lây lan trên vật nuôi như dịch tả lợn Châu Phi, bệnh viêm da nổi cục.

Về thủy sản, Nghệ An đã chỉ đạo chuyển đổi, nâng cao diện tích nuôi, tập trung tàu thuyền đánh bắt xa bờ, tuân thủ các quy định về IUU, tăng trưởng đạt 7,5% so với năm 2020.

Là tỉnh có diện tích rừng lớn nhất cả nước (964.000 ha, đạt 58,5%), Nghệ An đã thành lập khu lâm nghiệp công nghệ cao, tạo điều kiện để thúc đẩy phát triển ngành lâm nghiệp, đảm bảo đời sống nhân dân.

Về chế biến lương thực thực phẩm, tỉnh đã phối hợp với Bộ NN-PTNT và các đơn vị để tổ chức và tham gia các diễn đàn xúc tiến, đồng thời chú trọng chế biến sâu, được các nhà máy địa bàn tiêu thụ đầy đủ.

Nhân dịp này, tỉnh Nghệ An chia sẻ một số đề xuất, nguyện vọng: Đề nghị Bộ NN-PTNT sớm phê duyệt Chương trình Mục tiêu Quốc gia; phân bố các nguồn kinh phí, có chính sách hỗ trợ sớm ngay từ đầu năm để các địa phương có cơ sở triển khai sớm; nhấn mạnh tầm quan trọng của nông thôn, nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững, có hướng thị trường mở rộng.

8h35

Năm khó khăn, nông nghiệp Hải Dương vẫn tăng trưởng 6,9%

Sản xuất nông nghiệp là điểm sáng của tỉnh Hải Dương trong năm 2021.

Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Triệu Thế Hùng cho biết, tỉnh có tiềm năng lớn để phát triển nông nghiệp với các sản phẩm nông sản phong phú. Nhiều sản phẩm nông sản địa phương không chỉ cung ứng cho thị trường nội địa mà còn được xuất khẩu sang các thị trường khó tính trên thế giới, điển hình như như Hoa Kỳ, châu Âu…

“Hải Dương đã xác định tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi gắn với xây dựng NTM với các trụ cột: nông nghiệp hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ…”, ông Triệu Thế Hùng cho hay.

Thời gian qua, ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 tới kinh tế – xã hội của tỉnh là không hề nhỏ, tuy nhiên, theo Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương, sản xuất nông nghiệp là điểm sáng của địa phương trong năm 2021 với mức tăng trưởng cao: 6,9%, đặc biệt sản xuất vụ đông năm 2021 đạt mức tăng trưởng 8,7%.

“Với việc đẩy mạnh xúc tiến thương mại gắn với chuyển đổi số, vừa qua, Hải Dương đã đưa hơn 300 sản phẩm nông sản, sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử, thu về 1.400 tỷ đồng”, ông Hùng thông tin.

Công tác xây dựng NTM năm 2021 của Hải Dương đã tạo bứt phá cho việc cải thiện môi trường nông thôn, nông nghiệp, nông dân. Năm 2021, Hải Dương có 178/178 xã đạt chuẩn NTM, 12/12 huyện đạt chuẩn NTM.

Tại Hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương kiến nghị Chính phủ ban hành những cơ chế chính sách để hỗ trợ, tạo điều kiện phát triển ngành nông nghiệp trong điều kiện mới, thích ứng linh hoạt với dịch bệnh. Bên cạnh đó, ông Triệu Thế Hùng kiến nghị cần tháo gỡ, đẩy mạnh tích tụ ruộng đất, sản xuất tập trung gắn với cơ giới hóa, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho công nghiệp trong nông nghiệp.

“Hiện nay, tỉnh Hải Dương đang phải chịu áp lực rất lớn bởi thiên tai, biến đổi khí hậu, hệ thống đê điều của tỉnh đang bị xuống cấp. Thời gian tới, Hải Dương rất mong muốn được hỗ trợ nguồn lực để bảo vệ hệ thống đê và khắc phục tình trạng ô nhiễm sông”, ông Triệu Thế Hùng kiến nghị.

8h25

Lai Châu đứng tốp đầu cả nước về tốc độ phát triển nông nghiệp

Ông Trần Tiến Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu, phát biểu tại đầu cầu UBND tỉnh Lai Châu.

Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu, ông Trần Tiến Dũng cho biết, tỉnh đã ban hành nhiều đề án về sản xuất hàng hóa tập trung, phát triển những mặt hàng nông, lâm, thủy sản đăc thù, đặc hữu, dựa trên nguồn lực của tỉnh. Vừa qua, cùng sự phối hợp với Bộ NN-PTNT, tỉnh Lai Châu đã tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư.

Hiện tốc độ phát triển nông nghiệp Lai Châu đứng tốp đầu của đất nước, vào khoảng 5%. Trong đó, tỉnh có những mặt hàng chủ lực như chè, quế, và đặc biệt là mắc ca. Thời gian tới, tỉnh sẽ phát triển thêm chăn nuôi đại gia súc, và phát triển kinh tế dưới tán rừng như sâm Lai Châu, hoa địa lan. Lai Châu là địa phương có thế mạnh về tỷ lệ che phủ rừng, khoảng hơn 51%, cao hơn mức trung bình chung cả nước (42%).

Mắc ca là một trong những mặt hàng chủ lực của tỉnh Lai Châu.

Về phát triển nông thôn mới, tỉnh định hướng phát triển gắn với du lịch và đã hình thành một số bản văn hóa như Sin Suối Hồ.

Để thực hiện chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuẩn hóa gắn với chế biến sâu nông, lâm, thủy sản, tháo gỡ ùn tắc tại cửa khẩu, tỉnh Lai Châu kiến nghị một số nội dung:

Một, là kiến nghị Thủ tướng ban hành Đề án phát triển cây mắc ca, bởi đây là cây lâm nghiệp đa mục đích, rất phù hợp với thổ nhưỡng Lai Châu.

Hai, là kiến nghị Bộ NN-PTNT ban hành các chỉ tiêu về xây dựng nông thôn mới.

Ba, là kiến nghị xây dựng chính sách hỗ trợ phát triển rừng, đặc biệt là kinh tế dưới tán rừng.

Bốn, là kiến nghị hỗ trợ tỉnh phát triển các trung tâm giống, các công nghệ, kỹ thuật, quy trình canh tác. “Với riêng Lai Châu, là sản phẩm sâm Lai Châu thuộc nhóm IIA, đảm bảo đủ chất lượng sản xuất trên quy mô lớn”, ông Trần Tiến Dũng thông tin tại hội nghị.

8h00

 

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến phát biểu khai mạc hội nghị.

Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến giới thiệu, tại điểm cầu chính ở trụ sở Bộ NN-PTNT có Thủ tướng Phạm Minh Chính, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ Khoa học & Công nghệ Huỳnh Thành Đạt, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên, Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Hà Thị Nga.

Tại các điểm cầu trực tuyến, có sự tham dự của Bí thư Tỉnh ủy Lai Châu Giàng Páo Mỷ, Bí thư Thành ủy Hải Phòng Trần Lưu Quang, Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu Lữ Văn Hùng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên Nguyễn Thanh Hải.

Nhóm PV

Nguồn Nongnghiep.vn

Đầu tư bảo quản để mở đầu ra cho nông sản

Sự việc ách tắc hàng hoá, nông sản tại các cửa khẩu phía Bắc lại một lần nữa cho thấy khó khăn của đầu ra cho nông sản. Để giải quyết vấn đề này, việc các HTX, doanh nghiệp cần chú trọng đến sơ chế, bảo quản là điều hết sức cần thiết. Bên cạnh đó cũng cần sự vào cuộc của các cơ quan chức năng để có thể tận dụng thị trường tiềm năng như Trung Quốc.

Theo thống kê mặt hàng tồn chủ yếu (chiếm tới 80-90%) tại các cửa khẩu đường bộ phía Bắc là hàng nông sản và thủy sản. Nếu như trước đây, mỗi ngày Việt nam có khoảng 400 container hàng hóa thông quan qua mỗi cửa khẩu thì hiện nay chỉ còn 1 nửa hoặc 150-170 xe/ngày. Phía Trung Quốc cũng kiểm tra rất chặt về vấn đề Covid-19 trên bao bì sản phẩm nên hàng hóa thông quan rất chậm.

Nâng các tiêu chuẩn xuất khẩu để làm khó nông sản Việt?

Hiện nay, thời gian thông quan đang kéo dài và dự kiến lên đến 20-30 ngày tại biên giới khiến cho hầu hết hàng hóa nông, thủy sản này sẽ bị hư hỏng và dự kiến phải đổ bỏ, không còn khả năng tiêu thụ. Ước tính của Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho biết, thiệt hại về tiền hàng của doanh nghiệp, HTX lên đến 2.000 tỷ đồng.

Theo TS Lê Thanh Hòa (Cục Phó Cục Chế biến-Bộ NN&PTNT), do sự khác biệt về phòng chống dịch Covid-19 giữa hai nước. Việt Nam xác định sống chung với dịch còn Trung Quốc thì zero Covid-19 nên ảnh hưởng đến vấn để xuất khẩu của Việt Nam. “Trước đây, nông sản có thể xuất khẩu cả theo hình thức đường mòn và cửa khẩu. Nhưng nay để bảo đảm phòng chống dịch, phía Trung Quốc đã đóng hết các đường mòn, cửa khẩu cũng thông quan nhỏ giọt nên vấn đề xuất khẩu nông sản thực sự khó”, ông Hòa chia sẻ.

Thêm vào đó, lao động Việt Nam sang đó làm việc chuyển hàng, tải hàng nhưng dịch bệnh, người Việt về nhiều nên Trung Quốc thiếu lao động, ảnh hưởng đến việc thông quan.

un-u-1639797544252203688746-jp-9267-3387
Xe chở nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc đang bị ùn ứ làm ảnh hưởng đến giá trị nông sản và tăng chi phí cho HTX, doanh nghiệp.

Trước thực trạng này, nhiều người đặt câu hỏi ngoài phòng chống dịch, có phải Trung Quốc đang nâng các tiêu chuẩn xuất khẩu để làm khó Việt Nam? Thực chất, trước đó Trung Quốc đã yêu cầu Việt Nam cấp mã số vùng trồng từ năm 2018 và doanh nghiệp, HTX muốn xuất khẩu phải chấp hành yêu cầu đó. Sau đó, Trung Quốc cũng yêu cầu hàng hóa của Việt Nam phải thực hiện đóng gói, bao bì theo đúng yêu cầu. Và mới đây nhất là nước này đã ban hành Luật an toàn sinh học năm 2020 và yêu cầu Việt Nam phải đáp ứng một số tiêu chuẩn trong luật này.

“Trước, nông sản Việt chỉ sơ chế qua loa, đóng bằng lá chuối, đệm lót bằng chăn chiếu, nhưng sau yêu cầu phải đóng gói bằng bao bì, đệm lót phải vô trùng, không mang nguy cơ mầm bệnh. Hay như về an toàn thực phẩm, trong nông sản không được có dư lượng oxit lưu huỳnh dùng xông quả vì đây là điều cấm kỵ khi xuất sang Trung Quốc”, TS Lê Thanh Hòa, cho biết.

Theo các chuyên gia, hệ thống an toàn thực phẩm của Trung Quốc rất chặt chẽ nhưng cũng có những điều tạo thuận lợi cho Việt Nam. Trong đó, Trung Quốc đã chuyển hẳn bộ phận kiểm soát an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật sang cho hải quan. Lúc này hải quan Trung Quốc vừa đóng vai trò thông quan, vừa kiểm tra xuất nhập cảnh, vừa kiểm tra chất lượng giống như cơ quan một cửa để tạo thuận lợi cho các xe nông sản xuất khẩu.

Ở chiều ngược lại, cũng phải nhìn nhận đâu đó vẫn có doanh nghiệp, HTX và người nông dân thích ứng chậm nên hàng hàng hóa chưa đáp ứng chất lượng như dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, chất bảo quản. “Trung Quốc đã sang khảo sát vùng trồng được cấp mã số ở Việt Nam nhưng thực tế vẫn xảy ra chuyện một xe cút kít dùng để trở phân bón nhưng người dân vẫn dùng xe đó để chở nông sản. Nông sản thu hoạch xong vẫn để trực tiếp xuống đất nên không bảo đảm được vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm”, TS Hòa chia sẻ.

Bảo quản là cần thiết

Trước vấn đề ùn tắc nông sản tại các cửa khẩu như hiện nay, các chuyên gia cho rằng việc đầu tư kho lạnh, chú trọng việc sơ chế, bảo quản là cần thiết lúc này hơn là đầu tư cho chế biến. Bởi thị trường các nước ưa chuộng nông sản, đặc biệt là trái cây Việt Nam bởi chúng có những đặc điểm riêng như thơm ngon hơn, vị đặc biệt hơn. Chẳng hạn như quả vải Thanh Hà, vải Lục Ngạn vẫn được Trung Quốc ưa chuộng bởi có mùi vị đặc trưng mà ngay cả vải Trung Quốc cũng không có được. Nếu chế biến sẽ làm mất đi mùi vị đặc trưng của những loại nông sản này.

Bên cạnh đó, hiện đã có một số doanh nghiệp đầu tư cho chế biến như: Đồng Giao, Navifood, TH, Tân Á… nhưng có một thực tế là các nhà máy này chế biến rất đơn điệu, chỉ có một vài sản phẩm được cung cấp ra thị trường bởi do vùng nguyên liệu khó khăn. Trong đó, đầu tư cho chế biến đòi hỏi chi phí không nhỏ, doanh nghiệp, HTX khó có thể theo đuổi lâu dài. Đi liền với đó là phải có vùng nguyên liệu đủ lớn và quanh năm phục vụ chế biến thì mới mang lại hiệu quả.

Đó là những lý do vì sao nông sản của chúng ta chủ yếu xuất khẩu tươi. Và để giải quyết được khó khăn trong xuất khẩu nông sản tươi, việc quan tâm đến công tác sơ chế, bảo quản là phù hợp hơn cả, trong khi đa phần các HTX, doanh nghiệp chưa có điều kiện đầu tư cho chế biến.

Bên cạnh đó, kinh nghiệm của các doanh nghiệp nước ngoài cũng cho thấy, họ cũng chủ yếu chế biến những nông sản khi đã bị tác động vật lý hay quá bé còn nông sản có phẩm cấp cao thì xuất tươi vẫn có giá cao hơn. Chẳng hạn ở một số nước châu Âu, 1kg nho tươi hay táo phục vụ xuất khẩu có giá gấp 3-4 lần so với sản phẩm đã qua chế biến thành các loại nước ép.

kho-lanh-bao-quan-nong-san-3-c-2523-3049
Đầu tư cho sơ chế, kho lạnh phù hợp sẽ gia tăng thời gian bảo quản và nâng cao giá trị nông sản thay vì thu hoạch đến đâu xuất luôn đến đó.

Để đảm bảo giá trị nông sản, bà Nguyễn Thị Thành Thực (Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam), cho biết HTX, doanh nghiệp Việt cần học hỏi Trung Quốc trong khâu bảo quản nông sản. Bà Thực dẫn chứng, rau ở Việt Nam đóng hàng thì vẫn ở kho nóng, chỉ khi vận chuyển mới sử dụng xe lạnh. Nhưng ở Trung Quốc khi thu hoạch xong thì rau được để trong kho lạnh để rau khô bề mặt trên lá rau rồi mới cho vào thùng xốp. Trong thùng xốp họ để hai chai nước đông đá được bọc báo, sau đó xếp chặt rau vào thùng, cuối cùng rau được xếp lên xe được bao xung quanh bằng chăn bông hoặc vải vụn.

“Bảo quản như vậy, xe có thể chạy liên tục một tuần mà không cần đầu tư hệ thống máy lạnh, trong khi rau không hề bị thối, dập nát”, bà Thực cho biết.

Theo các chuyên gia khi nắm được các kỹ thuật và đầu tư cho sơ chế, bảo quản nông sản sẽ giúp HTX, doanh nghiệp giảm thiểu rất nhiều chi phí như thuê kho bãi, tiền thuê xe, thuê lái xe. Đặc biệt nếu xe bị ùn ứ ở các cửa khẩu như hiện nay, các chi phí còn tăng lên gấp nhiều lần trong khi nông sản lại xuống cấp và có nguy cơ phải đổ bỏ.

Ngoài phải đầu tư cho công tác bảo quản, TS Lê Thanh Hòa cho biết việc đầu tư cho hạ tầng giao thông cũng rất quan trọng. Hiện nay, đường xá chủ yếu do tư nhân đầu tư nhưng nguồn lực cũng có hạn nên Nhà nước cần vào cuộc để hệ thống giao thông nối liền với các tỉnh như Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng.. được rút ngắn và thuận tiện cho vận chuyển nông sản.

Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần xây dựng các khu giao hàng, các sàn giao dịch nông sản để trao đổi hàng hóa với các nước qua mạng rồi mới giao hàng thay vì cứ đưa nông sản lên xe rồi chở lên cửa khẩu như hiện nay.

Thực tế, Trung Quốc vẫn làm thị trường tiềm năng nhưng sẽ ngày càng thắt chặt các tiêu chí xuất khẩu. Nhưng thay vì coi đó là khó khăn thì HTX, doanh nghiệp Việt hãy coi đó là điều kiện để nâng cấp mình vì Trung Quốc là thị trường có rất nhiều mặt hàng từ thấp cấp, trung bình, cao cấp.

Bên cạnh đó với điều kiện địa lý thuận lợi, công tác xuất khẩu sang nước này cũng giúp HTX, doanh nghiệp giảm chi phí. Còn nếu xuất sang EU, Mỹ mỗi năm HTX, doanh nghiệp phải mất hàng trăm triệu đồng chi phí làm các chứng nhận. Doanh nghiệp, HTX nếu không có năng lực tài chính thì khó mà theo được.

Huyền Trang

Nguồn: vnbusiness.vn